Khung cảnh chủ đạo của bức tranh là nẻo đường quê vô cùng thân thương, quen thuộc trong tâm trí bao thế hệ người dân Việt. Khu vực chính giữa của bức tranh là sự hiện diện của ba nhân tố điển hình cho một làng quê Bắc bộ. Hình ảnh cây đa với phần thân to lớn, bộ rễ đồ sộ, các tán lá tươi tốt, vươn ra các hướng. Đây vừa là nơi nghỉ chân, hưởng bóng mát của người nông dân, đồng thời cũng là nơi lũ trẻ vui đùa tinh nghịch.
Đằng sau cây đa cổ thụ chính là sân đình với những tầng mái cổ kính uốn cong ở các đầu với hình rồng. Cảnh thầy đồ dạy chữ được tái hiện vô cùng trang trọng. Nơi giếng làng gần đó, người thì kéo nước để mang về nhà, người thì buông suối tóc để gội đầu. Không những thế, cảnh người đánh giậm, câu cá, chăn trâu, cày bừa, gieo mạ, chèo thuyền hiện lên sinh động. Phía xa xa có những mái nhà tranh cùng bụi chuối. Tất cả đều vô cùng gần gũi, bình dị, mộc mạc, thân thương.
Theo phong thủy, trong ngôi nhà thường sẽ được chia làm tám phương vị, ứng với mỗi phương vị sẽ ảnh hưởng đến một cung mạng khác nhau của gia chủ. Như chúng ta được biết thì mỗi gia chủ có một cung mạng riêng. Trong trường hợp này, gia chủ hãy tham khảo cung mạng của mình để chọn một vị trí đắc địa để treo tranh trong căn nhà của mình.
Nhìn chung, hướng thích hợp nhất cho các cung mạng để lựa chọn vị trí treo tranh đồng quê là hướng Đông Nam, bởi theo phong thủy đây là hướng mang lại tiền vận rất tốt cho gia đình.