Phật giáo Nam tông là gì?

Phật giáo phái Nam  là một trong hai tông phái chính của Phật giáo. Tông phái này ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên tại Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Phật giáo Nam tông chủ trương tu tập theo con đường Thanh Văn, tức là phát nguyện giải thoát cho bản thân mình khỏi vòng luân hồi sinh tử. Điều này được thể hiện qua việc các đạo sĩ của đạo phật Nam tông thường chú trọng vào việc tu học và tu tập để giải thoát cho bản thân mình khỏi  vòng luân hồi.

Phật giáo Bắc tông là gì?

Phật giáo Bắc tông là một trong hai tông phái chính của Phật giáo. Tông phái này ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên tại Ấn Độ và lớn mạnh mẽ ở Trung Quốc. Sau đó, Phật giáo Bắc tông phát triển đến nhiều quốc gia ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Phật giáo Bắc tông chủ trương tu tập theo con đường Bồ Tát, tức là phát nguyện cứu độ tất cả mọi người, không chỉ riêng bản thân mình. Bồ tát là người có lòng từ bi rộng lớn, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và tìm cách giải thoát cho tất cả mọi người khỏi vòng luân hồi sinh tử. Điều này được thể hiện qua việc các đạo sĩ của Phật giáo Bắc tông thường tu tập để rèn luyện lòng từ bi và giúp đỡ những người khác trong đời sống.

Khác biệt giữa nam tông bắc tông

Về giáo thuyết

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông làm về đạo lý . Giáo thuyết của Phật giáo Nam Tông là thuyết Hữu và Vô, hay còn gọi dễ hiểu hơn là có và không. Chủ trương lớn nhất của Phật giáo Nam Tông là hữu luận hay chấp hữu và pháp vô thường. Nói một cách đơn giản hơn là mọi thứ xung quanh luôn thay đổi và chuyển động những vẫn có một cách tương đối mà không thể nói là không.

Trái ngược với việc này, Phật giáo Bắc Tông lại cho rằng không luận hay chấp không, nghĩa là vạn pháp tuy có, nhưng kỳ thực lại là không và nói chung là mọi vật chỉ là hư giả.

Về khía cạnh văn hóa

Phật giáo Nam Tông được truyền bá từ Ấn Độ đến các nước thuộc khu vực phía Nam. Tuy nhiên, khi Phật giáo Nam Tông được truyền đến nước ta, nó đã đi qua rất nhiều nước và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đạo Bà la môn nên Phật giáo Nam Tông ở một số nước như Thái Lan, lào, Campuchia có sự tiếp thu mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ. Dơ đó, ở một số nước theo Phật giáo Nam Tông, số lượng các tín đồ Phật giáo vô cùng đông đảo và trở thành gốc của văn hóa nước đó.

Về thờ phụng

Đối với Phật giáo Nam Tông, phái này chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca cùng với các vị A La Hán. Đối với Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc họ thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, họ còn thờ thêm nhiều tượng Phật và cả tượng Bồ Tát. 

Về sự giải thoát

Quan niệm về sinh tử luân hồi và niết bàn chính là 2 phạm trù khác biệt nhau mà Phật giáo Nam Tông quan niệm. Quan niệm này có nghĩa là chỉ khi nào thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thì mới có thể chứng ngộ được niết bàn một cách tuyệt đối. Khi bàn về sự giải thoát, Phật giáo Nam Tông có chủ trương tự độ tự giác, nghĩa là những người theo Phật giáo Nam Tông phải tự giác ngộ cũng như có thể tự giải thoát cho chính 

Còn Phật giáo Bắc Tông khi nói đến quan điểm sinh tử luân hồi và niết bàn thì  cho rằng đây là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại và gần gũi với nhau. Nếu một người tu dưỡng tốt thì cảnh giới được niết bàn vì sinh tử tức niết bàn, phiền não tức bồ đề. Chủ trương chủ yếu của Phật giáo Bắc Tông là tự độ tự tha, tự giác tự tha. Quan điểm này, hiểu là những người nào theo Phật giáo Bắc Tông không chỉ giác ngộ giải thoát cho chính bản thân mình mà còn có thể giải thoát cho người khác

Đây cũng là lý do mà phái Nam Tông chỉ được ví là cỗ xe nhỏ chở được ít người, còn Bắc Tông lại được ví là cỗ xe to chở được đông người

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556