Theo câu chuyện được lan truyền trong dân gian, hạc và rùa là một đôi bạn rất thân. Vào ngày mưa ngập, rùa cõng hạc bơi đến nơi khô ráo. Vào ngày nắng hạn, hạc lại tìm kiếm nơi có nước và giúp rùa đến được nơi đó. Nhờ sự tương trợ này mà cả hai bạn đều tồn tại và phát triển, kể cả là vào thời điểm khắc nghiệt nhất của thiên nhiên.
Vậy là trong lúc khốn khó, nguy nan, hạc và rùa vẫn sát cánh cùng nhau, một tình bạn dung dị bình yên mà đẹp tuyệt vời.
Cũng vì lý do này mà các nghệ nhân đã khắc họa hình ảnh đôi bạn hạc và rùa trong nhiều tác phẩm nghệ thuật đúc đồng. Điều này như nhắc nhớ các thế hệ về sự chung thủy, về tinh thần vượt khó và tin vào một tương lai tươi đẹp ngày mai
Mong muốn cuộc sống bình an, trường thọ
- Theo cuốn “Tướng hạc kinh” có nhắc đến hạc là loài chim “Thọ bất khả lượng”, “hạc thọ thiên tuế”, nghĩa là hạc sống nghìn năm. Hạc là biểu tượng cho cho sự trường thọ bất tử.
- Rùa cũng là một linh vật đại diện cho sự trường thọ. Bởi tuổi thọ trung bình của rùa thường trên 100 tuổi, có con còn sống đến vài trăm tuổi.
Hạc đứng trên lưng rùa – “Thọ đội thọ” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự trường thọ của gia tộc dòng họ. Bố trí đôi hạc tại nhà thờ họ là để cầu mong cho cả gia tộc luôn sức khỏe, bình an.
Gia tăng tài lộc, ổn định sự nghiệp
- Hạc hướng thiên với chiếc mỏ nhọn và dài, tượng trưng cho sự vận động liên tục không ngừng nghỉ, phát triển không ngừng
- Rùa bò chậm nhưng có sức bền, tượng trưng cho sự phát triển ổn định chắc chắn.
Hạc đứng trên lưng rùa – mong muốn một sự phát triển của gia tộc chậm mà chắc, từ từ nhưng ổn định, cứ liên tục phát triển và hướng đến những điều tốt đẹp trong hiện tại tương lai
Giáo huấn con cháu bằng những bài học
Đầu hạc thường có chân nến hoặc đội vương miện, tượng trưng cho chân lý, cho những điều tốt đẹp.
Đặt hạc ở nhà thờ họ là để con cháu dù ở bất kỳ nơi nào, xa hay gần, khi trở về với ông bà mình, đều một lòng sám hối, giác ngộ, từ đó giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
Hạc được bố trí theo cặp với thân người khom hai bên bàn thờ hoặc hai bên đỉnh đồng, với ý nghĩa tề tựu.
Đặt hạc ở nhà thờ họ để thông qua ý nghĩa đặc biệt này giáo huấn con cháu phải biết yêu thương nhau và đề cao giá trị của tình đoàn kết gắn bó
Tình bạn giữa hạc và rùa là một bài học dung dị nhưng sâu sắc mà ông bà muốn con cháu biết đến. Họ mong muốn con cháu của họ biết tương trợ nhau lúc khó khăn và cùng nhau hướng đến tương lai một ngày mai tốt đẹp.
Hạc là loài chim cao quý, tượng trưng cho những gì thanh cao, đẹp đẽ, gắn với các bậc quân tử, hiền nhân. Rùa là linh vật có sức sống mạnh mẽ, đại diện cho khí chất khiêm nhường, thanh bạch trong sạch
Ông bà muốn con cháu mình được như hai loài linh vật này, sống một cuộc sống hướng thiện, thuần khiết, khiêm nhường
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556