Quán Tự Tại là ai?
Chắc hẳn trong chúng ta, không ai là không biết đến Quán Thế Âm Bồ Tát. Đây là một nhân vật trong nhà Phật, biểu thị cho sự từ bi. Quán Tự Tại là cách gọi khác của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lý giải đó là: Ở thời Tây Tấn, Ngài Trúc Pháp Hộ đã dịch là Quan Thế Âm. Nhưng vào thời Đường, Huyền Trang Pháp sư lại dịch là Quán Tự Tại. Hai cách gọi này đều mang nghĩa là cùng khắp.
Khi phân tích sâu hơn, bạn sẽ hiểu hết về nghĩa của nó:
- LOKITE: có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ trên cuộc đời
- ŚVARA: vị chúa tể – người có quyền hành xử mọi việc trong đời
- AVALOKITESVARA: Bồ Tát thực hành Trí tuệ Bát Nhã, đạt trình độ thâm sâu, không bị chướng ngại nào ngăn trở
Sự hiện thân của Quán Tự Tại còn được dùng để chỉ các bậc Giác hữu tình đang tu hành pháp môn Quán Chiếu Thực Tại. Hoặc, danh hiệu này dùng để chỉ các vị Bồ Tát ở cảnh Lý Sự Vô Ngại, quán đạt tự tại.
Ý nghĩa của Quán Tự Tại Bồ Tát
Quán Tự Tại có ý nghĩa rằng nếu biết quán chiếu chính mình,hiểu biết rõ ràng về bản thân thì bạn đã đạt được thành tựu. Tâm mình tự tại, ắt hẳn mọi cảnh giới sẽ tự tại. Mọi việc tự nhiên cũng sẽ trở thành tự tại mà thôi. Bởi lẽ, không phải ai khi đứng trước ngân ngã, khó khăn cũng đều có thể giữ được thân tâm tự tại. Trước vinh hoa phú quý, trước sự cám dỗ, liệu ban có bảo trì được tâm an tĩnh hay không. Hoặc, trước sinh lão bệnh tử, mọi người liệu có giữ được tâm thái an nhiên tự tại.
Nói một cách cụ thể hơn, danh hiệu Quán Tự Tại có nghĩa là chúng ta cần phải quán chiếu bản thân, không để thân tâm động trước cám dỗ hồng trần. Quán có nghĩa chiếu rọi hay trí tuệ, tự tại có nghĩa là tự do, giải thoát.
Có đến thành tựu tự tại chúng ta có thể đạt :
- Thọ tự tại: Kéo dài tuổi thọ tùy ý
- Tâm tự tại: Không nhiễm bệnh
- Tài tự tại: Tài của đầy đủ
- Nghiệp tự tại: Chỉ làm việc thiện
- Sanh tự tại: Tùy chỗ mong muốn để thọ sanh
- Giải thoát tự tại: Tùy ý muốn để biến hóa, do nhẫn mà được
- Nguyện tự tại: Muốn gì được nấy
- Thần lực tự tại: Thần thông tối thẳng, do định mà có
- Trí tự tại: Biết toàn bộ ngôn ngữ, lời nói,
- Pháp tự tại: Khế kinh, khế lý, khế cơ
Chỉ cần đạt được sự tự tại như vậy, sẽ không còn có điều gì khiến bạn sợ hãi hay ghen tỵ. Cuộc sống ngày càng hiện đại đã khiến con người không ngừng đuổi theo tiền tài, danh vọng. Đi kèm với đó là sự tự tại sẽ mất dần. Có không ít người dù tiền bạc dư dả nhưng lại sống trong lo âu, sợ sệt. Quán Âm Tự Tại nhắc nhở chúng ta rằng thái độ sống lạc quan bình an sẽ dễ dàng đạt được sự viên mãn trong cuộc đời. Ngài như thấu sự “vô thường”của cõi đời.
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556