Chuông đồng là vật thờ phổ biến tại các đình chùa, đền miếu điện, thậm chí một số gia đình cũng dùng chuông đồng khi tụng kinh tại gia. Căn cứ vào kích thước mà chuông đồng được phân thành 3 loại chính. 

Chuông đồng là gì

Chuông đồng là một vật phát ra âm thanh khi gõ làm bằng đồng và thường xuất hiện ở các đình, miếu, đền, chùa hay nhà thờ họ… Chuông thường rỗng, hình cái cốc úp ngược, bên trong được gắn một quả lắc giúp tiếng gõ vang xa hơn

Chuông đồng có nhiều kích thước hình dạng khác nhau từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng để chọn mẫu chuông tương ứng.

Các loại chuông phổ biến hình trong Phật Giáo bao gồm:

– Đại hồng chung 

– Chuông báo chúng  còn gọi là tiểu chung

– Gia trì chung có thể gọi là chuông gia trì

Ý nghĩa tiếng chuông thức tỉnh chúng sinh

Chuông đồng là một nhạc cụ của dân giân được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh trong, vang xa. Theo quan niệm Phật giáo, chuông là thể hiện cho trí tuệ và là những nhạc cụ dùng trong các sự kiện lớn trọng đại: đám cưới, đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa, đền.

Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như: tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh lời gọi trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc; tiếng chuông giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi bất an, lo toan hàng ngày. Chiếc chuông đồng làm tăng thêm sự uy nghi trang trọng, linh thiêng của ngôi chùa.

Tiếng chuông đại hồng chung mang ngụ ý thức tỉnh, giúp con người sớm giác ngộ nhận thức và giải thoát khỏi vòng luân hồi tối tăm đau khổ của cõi ta bà. Đồng thời cũng nhắc nhở người xuất gia buông bỏ hỉ nộ ái ố để tịnh tâm, tu tập.

Trong khi đó, tiếng chuông Báo chúng mang ý nghĩa là phương tiện thông báo, báo tin cho Tăng ni Phật tử biết những lúc họp, thọ trai, giờ bái sám,…

Chuông đồng gia trì là loại chuông giúp cho các buổi lễ, tụng kinh được tuần tự, liên tục như: báo hiệu lúc bắt đầu đọc kinh hay khi đoạn kinh sắp hết.

Chính vì vậy, chuông đồng là vật phải có trong các chùa. Quan trọng nhất, tiếng chuông đồng là âm thanh của nhà Phật giúp con người thức tỉnh và sống đúng đạo hơn.

“Vì sao chuông nứt khó kêu?”

Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù có đánh hết sức lực vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè  mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất đi sự đối xứng cân đối, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, tạo nên âm thanh.

Chuông hoạt động theo nguyên lý sau: khi bị ngoại lực đánh vào, dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối xứng từng đôi một. Ví dụ khi bạn gõ vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái sẽ đồng thời ép vào trong, còn mặt trước và mặt sau thì đẩy ra phía ngoài.

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556