Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người viet nam. Từ lâu, con người tin rằng con người có linh hồn và thể xác, thể xác sẽ hóa thân vào vũ trụ nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy, trach nhiem con cháu phải luôn phụng sự, tưởng nhớ linh hồn, để ông bà phù trợ cho con cháu cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Thờ cúng tổ tiên, ông bà được xem là nghi thức làm người quan trọng, gần như một Đạo Ông Bà. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được bài trí khác nhau. Trên bàn thờ có ảnh người đã khuất, bát hương, lọ hoa, đèn, gia đình khá giả thì có thêm đỉnh thờ. Người Việt Nam rất coi trọng ngày giỗ ông bà, xem như thước đo của lòng hiếu thảo, đoàn tụ, giữ gìn dòng họ. Theo sự phát triển ngày nay ai cũng có thể đứng ra tổ chức cúng giỗ cho ông bà, không phân biệt nam nữ, không nhất thiết chỉ có con trai trưởng. 

Ngày đầu tiên sau một năm mất thường được gọi là ngày giỗ đầu. Giỗ Đầu là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn buồn sầu thảm. Trong quãng thời gian này, không khí tang thương vẫn còn trong gia đình. Con cháu vẫn mặc áo tang hoặc đeo khăn tang trong ngày giỗ đầu (1 năm), thậm chí vì quá thương nhớ người thân mà con cháu vẫn khóc thương buồn bã.

Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang trọng không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc cúng bái và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người đã mất cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Con cháu trong nhà sẽ tập trung lại, hoặc mời thêm làng xóm tới ăn một bữa cơm thân mật. 

Ngày giỗ đầu tiên cúng chay hay cúng mặn

Việc cúng giỗ có ảnh hưởng khá lớn đến vong linh của người đã mất cũng là ý nghĩa đặc biệt với người còn sống. Vào ngày này, bạn tránh làm tiệc linh đình, giết hại chúng sinh để thiết đãi sẽ tạo thêm tội cho vong linh ấy. Trong tội sát sinh, kinh Phật có nói, tự mình giết, vì mình mà con vật bị chết, thấy người ta giết mà mình vui mừng, đều có liên quan đến tội lỗi này. Chọn những ngày giỗ kỵ mà sát sinh hại vật thì vong linh ấy cũng liên can chịu tội.

Vậy con cháu nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều dâng lễ chay thành kính, tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết, một nén hương thành tâm để tỏ lòng thành kính.

Việc cúng cho người đã khuất nên chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình. Từ chính tấm lòng thành kính của những người con, người cháu đối với tổ tiên. Những người con của Phật hãy dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật. Từ đó, thực hiện những nghi thức cúng lễ để tưởng nhớ đến những người đã khuất; giúp cho các vị ấy nhận được lợi ích, được an lành, hạnh phúc bên thế giới bên kia.

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556