Tín ngưỡng thờ cúng đã ảnh hưởng trong thế hệ người Việt cả ngàn năm nay. Cha ông ta luôn dạy lớp con trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, luôn lấy đạo Hiếu làm đầu. Theo tâm linh, ba thờ là nơi ngự trị của các vị Phật, Thần linh, linh hồn người thân đã khuất. Đó còn là nơi tưởng nhớ tới gia tiên, để con cháu nội tộc thắp hương, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên của mình. Trong đó, bát hương đóng vai trò như một cầu nối giữa người cõi âm và cõi dương.
Bát hương có ý nghĩa gì
Với mỗi một đồ thờ, bản thân đều mang những giá trị và ý nghĩa riêng biệt. Bạn không thể mua về thờ cúng mà không nắm chắc về ý nghĩa phong thủy khí cụ đó mang lại.
Vào mỗi dịp đặc biệt, những người con, cháu sẽ thắp những nén nhang vào bát hương. Những nén hương cùng khói thể hiện sự thành tâm, hiếu thảo với ông bà tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp. Đồng thời, cũng thể hiện đến sự ấm cúng, hướng về gia đình, tổ tiên.
Bát hương là vật để thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” được truyền nối bao đời nay. Người đời sau kế thừa người trước lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ngày nay, không còn quá nặng nề vấn đề trai gái như thời phong kiến nhưng đây đã trở thành một tín ngưỡng lâu đời, văn hóa tâm linh của người Việt.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương?
Người ta thường nói “
Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Xét về tâm linh thì cai quản đất của một nhà là các quan Thổ công, nếu đất mà không có Thần cai quản hoặc các quan thần linh không thiêng thì gia đình đó sẽ rất dễ bị tà ma xâm nhập. Mỗi một mảnh đất sẽ có một Thổ Công cai quản, trông nom cho nhà cửa bình an.
Với một gia đình thông thường, ngoài thờ Thổ Công thì Long Mạch, Táo Quân, Ngũ phương, Ngũ thổ, Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần là các vị Thần cai quản mọi phương diện trong một gia đình. Chính vì vậy, cần có một bát hương để thờ các vị Thần. Đây là bát hương ở vị tí trung tâm, cao hơn các bát hương khác.
Tiếp đến là thờ Gia tiên, tổ tiên, những người thân đã khuất của gia đình. Thường sẽ đặt bát hương này ở vị trí bên phải, thấp hơn bát hương thờ Thần ở giữa. Truyền thống thờ Thành hoàng làng đã hình thành từ rất sớm trong các làng quê Việt Nam. Người ta coi những người chết trẻ, hay chết thiêng sẽ có sức mạnh quyền lực cao. Thờ những linh hồn này để tránh bị các linh hồn quấy phá, gia đình bắt ổn. Người ta gọi đây là thờ Bà cô ông mãnh. Bát hương sẽ ngang bằng bát hương thờ Gia tiên, được đặt ở phía bên trái.
Như vậy, mỗi gia đình nên có 3 bát hương để thờ riêng trên một ban thờ gia tiên. Trong tâm linh, việc thờ chung không được khuyến khích. Vì trong những ngày Tết, giỗ, mùng 1 ngày rằm, khi cúng, chúng ta đều mời đầy đủ các vị về, mà bát hương là nơi để các vị ngự. Nếu chỉ có một bát hương dẫn tới việc không đúng không đúng ngôi thứ, chồng lấn lên nhau. Thường, những gia đình con thứ hoặc gia đình đơn thân sẽ thờ một bát hương chung cho tất cả Thần, hương linh,…
Nếu gia đình thờ Phật tại gia, nên lập một ban thờ riêng và có 1 bát hương riêng. Bởi Phật là vị có vị trí tối cao. Việc thờ chung sẽ ảnh hưởng không tốt tới hương hỏa. Đôi khi sẽ phạm vào việc không tôn trọng các vị Phật, Bồ Tát.
Khi lập ban thờ và sắp xếp bát hương, gia chủ cần tuân thủ đúng quy tức vị trí, thứ bậc. Khi thắp hương hay khi khấn vái cũng áp dụng nguyên tắc thứ bậc tương tự. Mọi việc đều có trên có dưới, nếu sai thứ bậc tứ là không tôn trọng vị Thần đó.
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556