Cấu tạo của hoa văn trống đồng

Hoa văn trống đồng được chia thành 3 phần chính:

  • Phần trung tâm: Thường để trống hoặc khắc một họa tiết lớn, tròn.
  • Phần vành trong: Gồm các hoa văn, hình khắc sâu, nổi bật.
  • Phần vành ngoài: Là nơi tập trung nhiều hoa văn nhỏ, li ti.

Ý nghĩa của những mẫu hoa văn

Việt Nam có rất nhiều mẫu hoa văn trống đồng được xem là độc đáo, đặc sắc. Một số hoa văn tiêu biểu 

Hoa văn chim thú

  • Các bức tranh chim Lạc và chim Hồng, những vật tổ quý giá của người Việt, được vẽ lên mặt trống với nhiều tư thế và hình dáng khác nhau. Có chim đang bay, chim đậu và cả chim đứng chầu mỏ vào nhau. Ngoài ra, còn có hình ảnh hươu nai – loài động vật hiền lành và gần gũi với con người sống trong thiên nhiên.
  • Những hình ảnh này thể hiện sự tôn kính và sùng bái đối với thiên nhiên. Theo quan niệm của người Việt, chim là tổ tiên của loài người. Vì vậy, trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, quả trứng được cho là biểu tượng của tổ tiên hoặc các họa tiết chim cũng thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Hoa văn ngôi sao

  • Ngôi sao là một trong những họa tiết phổ biến nhất trên trống đồng Việt Nam. Chúng thường được khắc từ 8 – 14 cánh
  • Thường đặt ở vị trí trung tâm, có kích thước lớn, được vẽ rất công phu, tỉ mỉ. Các ngôi sao 8 cánh là phổ biến nhất.
  • Ngôi sao tượng trưng cho mặt trời – nguồn sống của vũ trụ vạn vật. Thể hiện lòng tôn kính đối với thiên nhiên của người Việt xưa. Ngoài ra hình ảnh ngôi sao cũng được sử dụng trong việc định lịch âm dương, kết hợp giữa chu kỳ của mặt trăng và mặt trời. Các tia, chim bay, hươu và thuyền trong hình ảnh thường là số chẵn, thể hiện sự khéo léo tỉ mỉ của người dân trong việc đếm và tính toán. Ví dụ, số tia 12 thường liên quan đến số tháng trong một năm
  •  

Hoa văn nhà sàn

  • Hoa văn nhà sàn là đề tài độc đáo chỉ có trên trống đồng Việt Nam.
  • Đây là loại nhà ở truyền thống của người Việt cổ. Trên trống đồng, ngôi nhà sàn được khắc họa công phu, chi tiết đến từng chi tiết nhỏ nhất.
  • Hoa văn nhà sàn thể hiện sự gắn bó liên kết giữa con người và không gian sống của họ.

Hoa văn các nhạc cụ

  • Trống đồng Việt cổ thường được trang trí bởi nhiều loại nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo, trống, nhị… Nhưng có hai loại nhạc cụ chính và phổ biến nhất đó là Trống và Kèn
  • Ý nghĩa của các hoa văn nhạc cụ là để mô tả, tượng trưng cho các lễ hội truyền thống, các phong tục của người Việt cổ mà ngày nay bạn có thể bắt gặp ở các ngày hội của đồng bào người Mường ở các tỉnh vùng cao của Hòa Bình còn lưu truyền.

Hoa văn các hoạt động sinh hoạt

  • Trên mặt của nhiều trống đồng cổ Việt Nam xuất hiện cảnh người dân lao động, sản xuất như: cấy lúa, đánh cá, săn bắn…
  • Những hoạt động sinh hoạt này được mô tả rất chi tiết, sinh động màu sắc. Phản ánh đời sống làng xã bình dị nhưng đầy đủ của người Việt cổ

  • Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

    Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

    Hotline: 0944518556