Sơ lược lịch sử chùa Một Cột

Vào tháng 10 âm lịch năm 1049, vua Lý Thái Tông đã cho khởi công xây dựng chùa Một Cột nhằm phục vụ đời sống tinh thần của người dân Việt Nam thời bấy giờ.

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa.

Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ phước lành, vì thế chùa mang tên Diên Hựu, có nghĩa là “phước lành dài lâu”.

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của ngày hội lớn.

Đó là cột đá có lầu ngọc (bên trong có tượng Bồ tát Quan Âm) dựng giữa hồ nước vuông. Nơi mà nhà vua Lý Thái Tông thường lui tới cầu nguyện. Sau này khi hoàng tử Lý Nhân Tông nối dõi vua cha đã cho tu sửa nơi này thành chùa và thêm nhiều công trình khác xung quanh. Quần thể này được đặt tên là Diên Hựu Tự, có nghĩa là “phước bền dài lâu” hay “phúc lành dài lâu”.

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Vào năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp đã cho đặt mìn nhằm phá chùa Một Cột trước khi rút khỏi Hà Nội. Báo Tia Sáng ngày 10 tháng 9 năm 1954 đưa tin “…, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất…”

Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) theo kiến trúc cũ. Chùa Một cột chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, và nó chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa.

Biểu tượng chùa Một Cột

Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm tính dân tộc và ý nghĩa nhân văn to lớn, chùa Một Cột xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Biểu tượng chùa Một Cột được in vào mặt sau của đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam.

Điều này góp phần vào sự phát triển của du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế. Chùa Một Cột tượng trưng cho trí tuệ, từ bi và sự vương mình thoát khỏi những ràng buộc để hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ưu thế của cơ sở Đồ đồng Cần Thơ

Hệ thống phân xưởng được đầu tư quy mô về máy móc, thiết bị, nhân lực vật lực, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật cao nhất.

Đội ngũ thợ giỏi và nghệ nhân kinh nghiệm lâu năm trên từng lĩnh vực riêng trong ngành đúc đồng truyền thống

Nguyên vật liệu đúc đồng được tuyển chọn và trải qua nhiều giai đoạn thanh lọc để đạt độ tinh khiết cao nhất.

Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, trách nhiệm cùng kiến thức chuyên môn cao.

Vận chuyển và thi công miễn phí với các quận nội thành và hỗ trợ phí vận chuyển với các đơn hàng ở xa.

Đến với chúng tôi, khác hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá thành tương xứng với giá trị sản phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng là động lực cho Đồ đồng Cần Thơ luôn nỗ lực, phấn đấu và phát triển không ngừng. Chúng tôi luôn tin rằng mọi cố gắng trong công việc theo 3 chữ TÂM, TÀI, ĐỨC sẽ mang lại thành quả xứng đáng, đồng thời cũng là chìa khóa vàng dẫn lối đến thành công.