Cửa Võng là gì?

“Cửa võng ” còn gọi là Y môn. Theo từ điển Hán Việt, Y môn bao gồm hai thành tố: Y là y phục mang ý nghĩa thường dùng là quần áo của con người, môn là cái cửa. Y môn là áo của chiếc cửa. Hay nói cách khác, Cửa võng là một loại “cửa giả” nhưng ngắn và không có cánh cửa đi kèm có dạng chữ “M”, ở phần trên cùng người ta sẽ trang trí hoa văn có đầu rồng hay ngọc võng xuống, và cái tên “cửa võng” ra đời.

Hiểu đơn giản thì cửa võng là thứ đồ trang trí thường được làm ở vị trí trang nghiêm nhất của căn nhà, không gian thờ cúng hoặc nơi thờ tự các vị thánh thần trong đình, chùa,… 

Để làm đẹp cho bức Cửa Võng nghệ nhân xưa và nay đều tuân thủ cách chia bố cục đối xứng, lựa chọn họa tiết hoa văn phù hợp cho không gian thờ cúng, chạm trổ kỹ càng, tỉ mỉ…

Cửa võng là một phần kiến trúc trong không gian thờ cúng thường thấy của nhiều gia đình Bắc Bộ thường được chạm trổ, đục đẽo trên chất liệu gỗ. Ngày nay chất lượng của gỗ không còn được tốt như xưa, cửa võng thường đục thủng họa tiết, đường nét gân mảnh nên gỗ dễ bị nứt vì thế mà người ta tìm đến dùng cửa võng bằng đồng.

Về hình thức và mẫu mã Cửa võng bằng đồng cũng giống với cửa võng gỗ, chỉ khác những đường nét hoa văn được chạm trổ trên chất liệu đồng chuyên biệt, (thúc nổi tạo hình và chạm chìm đường nét, họa tiết) tạo cảm giác họa tiết hoa văn mềm mại, uyển chuyển hơn đặc biệt là họa tiết Rồng.

Ý nghĩa Cửa Võng trong thờ cúng

Cửa võng là sản phẩm trang trí xung quanh bàn thờ, phòng thờ gồm các cửa chính và cửa hậu hai bên làm tăng tính uy nghi và trang trọng của nơi đó, đồng thời cửa võng làm ngăn cách khu vực ban thờ với không gian ngoài tạo cho khu vực ban thờ thấy trang trọng, linh thiêng. Cửa võng tứ quý xuân hạ thu đông hoặc tứ linh đều có ý nghĩa là 4 mùa đều may mắn, hạnh phúc, án gian thờ chạm đồng sắc nét có giá trị thẩm mỹ cao, giá trị tâm linh vĩnh cửu có thể lưu truyền lại cho con cháu muôn đời sau.

Cửa võng dùng cho các không gian thờ cúng rộng rãi và cao. Chúng ta dễ bắt gặp nhất là ở những chùa chiền, đình, ngôi chùa thờ ông hoàng, bà chúa, anh hùng dân tộc hay thần linh vô cùng hoàng tráng. Cửa võng tô điểm cho không gian thêm uy nghi hơn.

Cách lắp đặt Cửa Võng bằng đồng

Cửa võng phần lớn được lắp đặt trong các không gian tâm linh có diện tích rộng rãi, vị trí được lắp là khoảng trống phía trước ban thờ và chính giữa phía trên giữa 2 cột nhà hoặc 2 bức vách tạo hình như 1 chiếc cửa võng xuống sao cho đủ cao để người bình thường không với tới, nhưng không cao quá.

Thông thường cửa võng bằng đồng được thiết kết chiều cao và rộng phù hợp với lối cửa ra vào của nhà thờ hay đình, chùa… Cửa võng thường treo cách trần nhà khoảng 50cm – 70cm tùy thuộc vào kích thước. Trên cửa võng sẽ treo một bức đại tự dài bằng bộ cửa võng, hai bên cột nhà có thể treo đôi câu đối to ôm vừa cột nhà và cao gần bằng cột nhà.

Đặt phía trên trong là nơi thờ có đặt bàn thờ gia tiên, nơi bàn thờ gia tiên có thể treo bộ hoành phi hay cuốn thư câu đối kích thước phù hợp với bàn thờ.

Như vậy, Cửa võng là vật dụng trang trí cần thiết trong các không gian thờ cúng. Sử dụng cửa võng là cách thể hiện truyền thống văn hoá cổ xưa của người Việt được lưu giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.