Tranh đồng mạ vàng là dòng tác phẩm tranh đồng cao cấp làm trên chất liệu nguyên chất, được thúc, trạm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công và sau đó được đem đi mạ vàng, dát vàng theo phương pháp điện phân nhúng bể và phương pháp dát vàng lá nên bề mặt bức tranh.
 
Mạ vàng tranh đồng bằng phương pháp điện phân nhúng bể là phương pháp cho ra sản phẩm mạ đẹp nhất với độ phủ và độ đều màu trên bề mặt sản phẩm cao. Còn phương pháp dát vàng lá  là phương pháp dát vàng thủ công truyền thống  không cần dùng bể để mạ. Mà lớp mạ sẽ được dát trực tiếp lên bề mặt của bức tranh.
 
Với phương pháy này, các vật dụng như bể mạ, các loại kim loại nặng sẽ không cần dùng đến, các chất thải như nước, rác, cặn bã cũng sẽ không còn đặc biệt phương pháp dát vàng quí khách có thể trực tiếp theo dõi qui trình phủ vàng nên bức tranh. Tuy nhiên, dùng phương pháp này thì thời gian chờ keo khô trên bề mặt sản phẩm để vàng bám chắc là khá lâu so với phương pháp mạ vàng nhúng vào bể . Do đó giá thành của nó sẽ thấp hơn phương pháp điện phân nhúng bể vì lượng vàng phủ trên bề mặt của phương pháp dát vàng ít hơn mà vẫn đều do đó giá thành rẻ hơn sơ với phương pháp mạ vàng.
 

Quy trình thực hiện tranh đồng dát vàng

Để cho ra một bức tranh đồng dát vàng đẹp, sang trọng và tinh tế, các nghệ nhân đã phải thực  hiện rất tỉ mỉ theo từng bước một để đảm bảo sao cho sản phẩm được tạo ra đẹp nhất. Đối với quy trình thực hiện tranh đồng dát vàng sẽ được thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Xử lý bề mặt của sản phẩm
Tùy thuộc vào bản chất của việc xử lý, bề mặt kim loại có thể được hoàn thiện theo các cách khác nhau. Nó có thể được cải thiện về độ bền ăn mòn hoặc bào mòn, có thể có một bề măt có tính xúc tác, hoặc có thể được làm tăng vẻ đẹp của bề mặt nhưng vẫn  đảm bảo sản phẩm vẫn giữ nguyên tối đa thiết kế .Sau đó tiến hành các phương pháp làm sạch bề mặt, tùy vật liệu bề mặt sản phẩm là gì mà sử dụng các chất hóa học khác nhau để làm sạch bề mặt.
 
  • Bước 2: Tiến hành mạ vàng cho sản phẩm
Như đã nói ở trên, có 2 phương pháp mạ vàng là phương pháp điện phân và dát vàng trực tiếp. Chất lượng sản phẩm sau mạ của 2 phương pháp này tương đương nhau. Tùy theo kết cấu và đặc điểm của bức tranh mà các nghệ nhân sẽ tiến hành mạ bằng phương pháp phù hợp nhất.
  • Bước 3: Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ
Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ là yêu cầu thường dùng để kiểm tra chất lượng lớp mạ. Dùng mắt để kiểm tra bề mặt mạ đã đạt tiêu chuẩn chất lượng chưa. Những chi tiết có lớp mạ không đạt chất lượng bao gồm những chi tiết phải tẩy đi và mạ lại hoặc loại bỏ mà không cần tẩy lớp mạ nhưng cần thêm một số công đoạn khác.
  • Bước 4: Keo phủ lớp bảo vệ bề mặt sản phẩm
Để bảo vệ lớp mạ khỏi bị xước và bị mòn, sau khi mạ các nghệ nhân sẽ phủ lên lớp mạ  một lớp keo để chống xước và bảo vệ bề mặt mạ. Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một bức tranh đồng mạ vàng đẹp mắt và tinh tế nhất.