Hạc thờ là gì?

Hạc thờ là đôi hạc ngậm hoa hoặc ngọc cưỡi trên mu rùa được đặt hai bên đỉnh, phía cuối bàn thờ. Nhiều gia đình còn sử dụng đôi hạc thờ kích thước lớn đặt ở dưới, trước bàn thờ. Đặc biệt dễ thấy ở các đình, miếu, đền, chùa.

Đôi hạc thờ chầu bên đỉnh đồng có ý nghĩa gì?

Từ xa xưa, hạc được xem là loài chim trời quý hiếm. Hình ảnh chim hạc là biểu tượng của sự thanh cao, khí phách và trong sáng, là đại diện của các bậc tu sĩ, hiền nhân. Bên cạnh đó, loài chim hạc còn sống rất thọ, do vậy chúng còn là biểu tượng của sự trường thọ. Trong tâm linh, chim hạc còn là biểu tượng của âm – dương, nhật nguyệt giúp cân bằng vượng khí cực tốt.

Mặt khác, hình ảnh rùa được xem là linh vật của trời đất tượng trưng cho sự cao quý, dám mạnh mẽ đối đầu với mọi khó khăn, thử thách. Mặt khác, rùa cũng được xem là loài vật sống rất thọ.

Sự kết hợp của hai linh vật rùa và hạc là biểu tượng của “thọ đội thọ“. Hình ảnh đôi hạc cao lớn còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển của con người.

Đối với đôi hạc ngậm ngọc còn mang ý nghĩa thể hiện sự trong sáng, là biểu tượng của đạo pháp. Đối với hình ảnh hạc ngậm hoa sen tượng trưng cho sự giác ngộ, vươn tới ánh sáng.

Cách đặt hạc thờ chuẩn phong thủy

Bên cạnh việc tìm hiểu về hạc thờ là gì thì gia chủ cần biết cách đặt hạc đúng vị trí, chuẩn phong thủy để vật phẩm phát huy hết quyền năng vốn có. Theo các chuyên gia phong thủy, nên đặt hạc ở hướng Nam sẽ giúp gặp nhiều điều may mắn, cơ hội tốt.

Đôi hạc thường được đặt ở vị trí giữa hai chân nến và đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên.

Liên hệ tư vấn sản phẩm