Đôi nét về Lê Hữu Trác
Lê Hữu Trác là vị danh y nổi tiếng tài đức, tinh thông y thuật, dịch lý và văn chương. Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.
Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.
Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.
Đây là pho tượng Lê Hữu Trác – đại danh y kiệt xuất được giới y, bác sĩ hết sức kính trọng. Do vậy tượng Lê Hữu Trác rất thích hợp trưng bài tại không gian làm việc của các bác sĩ, đặt tại sảnh bệnh viện hoặc sử dụng làm quà biếu tặng.
Đặc điểm của tượng Lê Hữu Trác bằng đồng đỏ
- Tượng được đúc theo kiểu tượng toàn thân, dáng ngồi.
- Tượng đồng Lê Hữu Trác được phỏng theo nhiều tư liệu và được các nghệ nhân cải tiến chuẩn hơn.
- Hình khối tỷ lệ, thần thái cực đẹp, các chi tiết được chạm rất tỉ mỉ và tinh xảo.
- Tượng được giữ nguyên màu đồng đỏ, bề mặt được phủ lớp bóng 2k nhằm bảo vệ bề mặt.