Từ thời nguyên thủy, Đạo Mẫu đã được hình thành. Đây là tín ngưỡng bản địa, nó thỏa mãn sự cầu mong sự sinh sôi nảy nở của những người nông dân. Và ở thời kỳ của chế độ phong kiến, đặc biệt là ở thế kỷ XVI – XVII thì Đạo Mẫu còn đáp ứng cho những nhu cầu, mong muốn của tầng lớp thương nhân, thượng lưu. Và đến ngày nay, Đạo Mẫu vẫn được phát triển theo nhiều chiều hướng nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh tế thị trường và đô thị hóa, hiện đại hóa. Từ đó, một bức tranh với đa dạng màu sắc của tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam được hình thành với sự trải dài của tín ngưỡng Đạo Mẫu ở khắp đồng bằng đến đô thị và lên miền núi.

Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có bao gồm cả dân tộc Việt Nam thì hầu đồng (còn gọi là hầu bóng) được hiểu là một nghi lễ tín ngưỡng dân gian và là sự thể hiện của tôn giáo thờ nữ thần đạo Mẫu. Theo ban Tôn giáo Chính phủ thì hầu đồng được xác định một hoạt động tôn giáo rất linh thiêng. Về bản chất thì hầu đồng là việc các vị thần về hầu để truyền phán, chữa bệnh, ban phước lành, … cho những người theo hầu. Khi đó, những ông đồng, bà đồng sẽ trở thành hiện thân của vị thần vì vị thần đã nhập vào họ.

Hầu đồng là một trong những nghi lễ thờ Mẫu Tứ phủ, đặc biệt là nghi lễ thường mang nhiều đặc điểm, sắc thái khác nhau ở việc thờ cúng trong đền của các vị thần Thiên – Địa -Thoải – Thượng Ngàn (hay còn gọi là Nhạc Phủ).

Từ đó, có thể thấy, hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể về hầu đồng. Đây được hiểu là một cụm từ thể hiện trạng thái của ông đồng, bà đồng khi Thánh nhập vào người và thể hiện hành động, lời nói, cảm xúc, biểu đạt thông qua thân xác của những người hầu đồng. Hiện vẫn chưa có sự khẳng định về ai được hầu đồng, ai không được hầu đồng. Thế nhưng, trên thực tế, những người hầu đồng đều được đánh giá là có căn hầu đồng và hệ thần kinh yếu hoặc di truyền trong một gia đình.

Về đời sống thực tế thì vẫn có những trường hợp người có căn quả nhưng không ra hầu, không trình thánh nền sức khỏe, công việc, học tập bị ảnh hưởng, có thể là đau ốm niêm miên, làm ăn không thu được vốn, học tài thi phận, …Và biện pháp giải quyết ở đây chính là hầu đồng. Khi đó, sức khỏe của những người này được phục hồi, mọi việc cũng sẽ thuận lợi hơn. Thông thường, việc hầu đồng phải tùy theo lịch, tuy nhiên thường được tổ chức vào ngày giỗ tháng tám, giỗ mẹ tháng ba.

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556