Hình tượng rồng thời Mạc kế thừa rồng truyền thống Lý, Trần, và cả rồng thời Lê sơ. Đặc điểm chung là: thân mập, uốn lượn đều đặn, bờm kéo dài uốn theo xuống nửa lưng, mây đao lửa điểm xuyết trên thân, sóng cuộn dưới bụng, chân ngắn, lông khủyu sợi đơn uốn xoắn ,chân phải chống ra sau, chân trái giơ ra trước ngực, ưỡn cổ cong, đầu ngẩng cao, mồm há như đang nhả ngọc phun châu, lớp đao lửa bao quanh thân rồng ,gợi lên cảm giác phải tỳ mây đè gió và nhờ sức gió đang cuồn cuộn thổi để nhả ngọc phun lửa.. Đầu rồng có sừng hai chạc, hai mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước. Các chân Rồng thường chạm 4 móng. Hình tượng rồng thời mạc phát triển trên các điêu khắc Chùa và Đình làng.
Hình tượng rồng thời Mạc theo lối nhìn ngang
- Thân rồng uốn nhịp nhiều khúc, kết thúc phần đuôi cũng là phần đầu của rồng. Kiểu thức này gặp trên lưng ngai tượng vua Mạc thờ tại chùa Nhân Trai . Cũng theo lối nhìn nghiêng, nhưng hình rồng được sắp xếp trong một hình lá đề. Đầu rồng ở vào vị trí trung tâm và cao nhất. Tiêu biểu như hình rồng chạm trên lưng trên ghế chùa Dàn . Hình rồng được thể hiện một cách chi tiết và sắc nét. Đầu rồng ngẩng, cổ cong, thân đoạn thắt túi xen kẽ đoạn doãng.
Hình tượng rồng thời Mạc nhìn chính diện
- Kiểu thức này gặp trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ đồng… Toàn bộ thân rồng được chạm nổi khối, có lối bố cục tương đồng với kiểu thức trước, nhưng đầu rồng được bố cục vào trung tâm, mặt rồng nhìn trực diện ra trước. Một lối bố cục cho thấy cân xứng và chắc chăbs
Hình tượng rồng thời Mạc nhìn vuông góc
- Hình rồng nằm trong một đường tròn và đầu rồng như đang ngậm lấy thân rồng và toàn bộ hình rồng được bố trí nhìn từ trên cao xuống nên nhìn thấy phần sau gáy rồng Bố cục này tương đồng với hình rồng trên trán bia chùa Viên Quang.
Hình tượng rồng thời Mạc nhìn nghiêng
- Đầu rồng được nhìn ở một góc nghiêng nhìn thầy phần đỉnh đầu và một bên má rồng. Cách thể hiện cho thấy hình rồng đang cuộn tròn và ngoi lên khỏi mặt nước gặp trên những viên gạch hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hình tượng Rồng thời Mạc không chỉ là một linh vật trong phong thủy mà còn được coi là biểu tượng cao quý, đầy quyền năng và mang trong mình ý nghĩa sâu sắc. Việc thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với Rồng không chỉ đơn giản là việc treo hình tượng mà còn là sự tôn vinh linh hồn và tinh thần của nó.Những nét đặc biệt hình tượng Rồng thời Mạc không chỉ là một sự kế thừa từ quá khứ mà còn là một tượng trưng cho văn hóa, tinh thần và lòng trung thành với truyền thống, điều này đã tồn tại giữ vững qua thời gian
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556