Phật Thích Ca khi còn tại thế có tên tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Ông là một triết gia, người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.

Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở Kapilavastu. Sau đó, đã từ bỏ đời sống phú quý để đi tìm con đường tu đạo. Sau sáu năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ và dành 45 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông Ấn Độ.

Tất-đạt-đa được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Sau này, ông đắc đạo thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cai quản khắp thập phương. Phật Thích Ca được ghi chép hầu hết trong các bộ kinh Phật. Từ Cuộc đời tới các bài truyền giảng, câu nói của Ngài đều được ghi chép lại và trở thành những chân lý cho đời sau noi theo. 

Nếu thờ tượng Phật Thích Ca tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Đức Phật ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Tượng Phật Thích Ca nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật. 

Những lưu ý khi lập ban thờ Phật Thích Ca tại gia

+ Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

+ Nên đặt ban thờ để Phật hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.

+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.

+ Gia chủ không nên thờ chung Thần khác như Thổ công, Thần Tài, Quan Công… cùng với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.

+ Nếu thờ Tam Thế Phật, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Phật 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Phật phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.

+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.

+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật. 

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556