Vào mùng 1, ngày rằm âm lịch hàng tháng, các gia đình có bàn thờ Thần Tài thường sắm lễ, thắp hương khấn cầu Ngài bảo vệ, ban cho may mắn tài lộc tới gia đình. Khi thực hiện cúng vái, đọc theo Văn khấn là rất quan trọng. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay mâm lễ, văn khấn cúng Thần Tài chuẩn nhất nhé.
Cúng Thần Tài vào ngày nào?
Việc xem ngày tốt để cúng Thần Tài được xem như rất quan trọng. Ngoài các ngày thường, ngày rằm, mùng 1 thì các ngày này giúp năng lực của 2 vị thần này được phát huy tối đa, giúp may mắn, hút tài lộc cho giả chủ, cửa hàng kinh doanh. Các ngày tốt để cúng Thần Tài gồm các ngày sau: Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát vì những ngày đều có ý nghĩa riêng:
Ngày Đại An: Cúng Thần Tài vào ngày này giúp cho gia đạo yên ấm, bình an, cửa hàng không có trộm cắp, làm ăn thua lỗ.
Ngày Tốc Hỷ: Ngày này sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, của cải, hút khách vào cửa hàng.
Ngày Tiểu Cát: Cầu cái gì cũng được như sở nguyện, mọi việc thuận lợi, cầu gì cũng tốt, bình an.
Theo các chuyên gia phong thủy, cúng Ngài vào ngày vía Thần Tài – 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là tốt nhất trong năm.
Chuẩn bị mâm lễ cúng Thần Tài
Mâm lễ cúng ngày thường, mùng 1 ngày rằm thường là hoa quả, đồ chay. Còn với ngày vía Thần Tài, các gia chủ sẽ dâng mâm lễ mặn gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc còn gọi lại Bộ Tam Sên.
Bộ Tam Sên đại diện cho 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên:
– Một miếng thịt heo (sống trên cạn – Thổ),
– Con tôm hoặc cua (sống dưới nước – Thủy)
– Trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời – Thiên).
Ngoài ra lễ vật còn có hương, hoa, đèn, giấy cúng để cầu xin cho một ngày mới, một tuần mới, một tháng mới và một năm mới làm ăn phát đạt. Bên cạnh bộ Tam Sên, người dân hiện nay còn sử dụng cá lóc nướng để cúng Thần tài.
Những lưu ý khi thờ ban Thần Tài tại gia
Khi thờ ban Thần Tài cần lưu ý một số điều sau để tránh phạm vào cấm kị, cũng để phát huy yếu tố phong thủy tốt nhất.
Nên đốt nhang từ 6h – 7h sáng và chiều tối, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thường xuyên thay nước uống, nước trong lọ hoa, hoa quả trên ban thờ. Gạo, muối khi cúng xong thì cất dùng để trong gia đạo có tài lộc. Vứt đi là hành động “ném” lộc ra khỏi nhà. Vàng mã đốt ở ngoài, rượu rưới từ cửa ra vào đến trong nhà nhằm mang ý nghĩa đem lộc đến, vật thực như bộ tam sên, bánh trái nên chia nhau dùng.
Vì là nơi linh thiêng, nơi ngự của Thần linh, gia chủ cần thường xuyên lau dọn ban thờ sạch sẽ. Tránh để cho bụi bặm, vật nuôi làm ô uế, quậy phá bàn thờ Thần Tài phạm vào bất kính với Thần. Hàng tháng nên lau bàn thờ bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. Vị trí đặt ban thờ Thần Tài rất quan trọng. Chọn hướng và vị trí không chính xác là một trong những kiêng kỵ dễ phạm phải nhất của các gia đình khi đặt bàn thờ Thần Tài. Khi chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, gia chủ nên chọn hướng Tây Bắc (cung Quý Nhân mang đến sự bình an, may mắn). Hướng Đông Nam (cung Thiên Lộc mang đến may mắn về tiền bạc, gia sản) và theo hướng 4 chòm sao tốt nhất (Thiên Y, Sinh Khí, Diên Niên, Phục Vị) cũng là lựa chọn tốt. Cách chọn hướng này sẽ giúp gia chủ mang đến nhiều tài lộc, kinh doanh thuận lợi.
Liên hệ tư vấn sản phẩm
ĐỒ ĐỒNG VIỆT- TINH TỪ CHẤT, ĐẸP TỪ TÂM
Địa chỉ: Số 121 Đường Cách Mạng Tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Hotline: 0944518556 (Mr. Đạt). Tư vấn tận tâm 24/7
Website: dodongvietcantho.com
Fanpage: Đồ đồng Việt Cần Thơ
Youtube: Đồ đồng Việt Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com