Từ nguồn gốc lịch sử và xã hội xa xưa thì tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ – tứ phủ) đã xuất hiện khá phổ biến. Mặc dù đều cùng một hệ thống thần điện, cùng một nguyên tắc là tôn sùng thần linh nữ tính song cách thức thờ Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Thánh Cô, Mẫu tam phủ – tứ phủ được thực hiện không hoàn toàn giống nhau.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tôn thờ Mẫu – Mẹ làm đấng tối cao quyền năng để đảm bảo cho sự sinh sôi, chở che cho con người và vạn vật. Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa của một vị thần mang hình hài của một người Mẹ – một hình mẫu cho sự bao dung, ấm áp, bảo trợ. Được hình thành ở thời kỳ phong kiến hà khắc nên ở đó, người phụ nữ Việt Nam được giải tỏa hết những thành kiến, sự ràng buộc, những xiềng xích của chế độ phong kiến. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tại hệ thống thần điện còn có Thánh Bản mệnh, đây là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đến với Mẫu.
Trong kho tàng thần thoại về sự hình thành và lập quốc thì vai trò của các vị nữ thần luôn được nêu cao. Có thể kể đến như thần thoại từ lúc Việt Nam chỉ toàn là bùn va nước thì nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng cho muôn loài, xóa tan đi sự tối tăm, lạnh giá. Hay truyền thuyết ề “Đội đá vá trời” của bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng. Chính bà Nữ Oa đã tạo ra những vị nữ thần khác đại diện cho các thế lực tự nhiên Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Những vị thần nữ còn được coi là tổ sư của nhiều ngành nghề thủ công có vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp tại vùng châu thổ sông Hồng như mẹ Âu Cơ. Cây lúa chính là thực phẩm chính, đã nuôi sống hàng nghìn đời dân Việt Nam. Vì thế, cây lúa – đất – nước đã trở thành một dạng thần linh, gắn với tính Âm.
Như vậy, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam được xuất phát từ niềm tin và sự kính trọng của nhân dân Việt dành cho tính nữ, với khả năng sinh sản, nuôi dưỡng và phát triển. Dù cho trong chế độ phong kiến vốn trọng nam khinh nữ thì tư tưởng của người nông dân về quan hệ mẫu hệ – nữ quyền vẫn bao phủ lên tư tưởng cổ hủ ấy. Dưới sự phát triển của Nho giáo, sự ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền thì có thể phái nữ đã bị xem nhẹ. Dẫu vậy, “phép vua còn thua lệ làng”, dù không ra trận mạc chinh chiến, dù chỉ được gắn với trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, … thì tư tưởng mẫu hệ vẫn tồn tại bền bỉ trong tâm thức của người Việt. Và bởi không có phụ nữ thì sẽ chẳng có người chèo chống bếp núc, quán xuyến gia đình, quản lý tiền bạc, … Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam chính là sự tôn sùng, là sức mạnh để bảo vệ đời sống tâm hồn của người phụ nữ trong gia đình. Người phụ nữ Việt Nam luôn là người nuôi nấng, giáo dục con cái, quản lý các công việc gia đình. Mọi công việc trong gia đình hầu như do một tay người phụ nữ xây dựng nên.
Từ thế kỷ XV, Đạo Mẫu Việt Nam được ra đời. Và ngày giáng thế đầu tiên của Thánh mẫu Liễu Hạnh là năm 1434, tính đến nay đã hơn 600 năm trôi qua. Như vậy, có thể thấy Đạo Mẫu ra đời sau đạo Phật giáo, song tín ngưỡng thờ Mẫu lại được ra đời từ hàng nghìn năm trước đó, có thể trước khi Đức Phật nhập niếp bàn
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556