Nguồn gốc và biểu tượng Rồng thời Lý

Trong bộ tứ linh gồm Long, Ly, Quy, Phụng, Rồng đóng vai trò quan trọng và đứng đầu. Rồng được coi là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực vượt trội. Người xưa tôn kính và trân trọng hình tượng Rồng vì ý nghĩa to lớn

Theo tạp chí nghiên cứu lịch sử

Có nhiều nguồn thông tin và quan điểm khác nhau về nguồn gốc hình ảnh của Rồng. Một nguồn thông tin Nghiên cứu Lịch sử  cho rằng Rồng có sự tương đồng với một loài Rắn hay bò sát nào đó.

Theo quan điểm này, Rồng được miêu tả như loài Rắn lớn. Nó có mào và có cả chân, có một số điểm tương đồng với Rồng. Người Việt xưa cho rằng Rồng là một loại Rắn thần có thân dài và mào màu đỏ. Nhiều làng ở Việt Nam xưa còn thờ cúng giống Rắn thần này với hy vọng mang lại sự bình an may mắn.

Theo các Giáo sư, Phó Giáo sư chia sẻ

Phạm Huy Thông và Hà Văn Tấn đã đưa ra quan điểm rằng hình ảnh hai con cá sấu giao nhau trên búa đồng Đông Sơn có thể được coi là hình ảnh của con Giao Long, có thể là hình tượng Rồng đầu tiên trong nghệ thuật lịch sử văn hóa Việt Nam. Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học,  cho rằng Rồng có nguồn gốc từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Khoán đã chỉ ra rằng Rồng có lịch sử từ thời Lý và liên quan đến truyền thuyết về việc Vua gặp Rồng vàng bay lên khi đang di chuyển thủ đô từ Hoa Lư về Đại La. Ông cho rằng Rồng xuất hiện sớm nhất trong thời Lý và hình tượng Rồng được tạo ra để tưởng nhớ sự kiện này, trở thành biểu tượng của Thăng Long – Đại La.

Mặc dù có những quan điểm khác nhau trong nghiên cứu, nhưng tất cả đều đồng ý hình tượng Rồng trong các giai thoại đều có nghĩa mạnh mẽ, kiêu hãnh và quyền uy. Nó có ý nghĩa đẹp trong mỹ thuật và kiến trúc của người Việt, thể hiện tinh thần hiện đại

Miêu tả rồng thời Lý

Rồng thời Lý thường được trang trí với dáng vẻ hiền từ và uyển chuyển. Hình tượng con rồng này không có vảy, không có sừng, đuôi tròn và được tạo trên nền hoàn toàn là dây chứ không phải là trên nền mây hoặc nước sóng

Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, há to miệng, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn cực kỳ mềm mại, vươn lên cao và vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên và vắt qua vòi mép ở trên với dáng vẻ uốn cong. Có một vài trường hợp răng nanh của rồng thời Lý rất dài, uốn lượn để vươn lên một cách mềm mại, hoặc với vòi lên để bao lấy viên ngọc.
Thân rồng thời Lý rất dài, dọc sống lưng của nó còn có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái và đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng của nó là dạng đốt ngắn giống như bụng rắn, có bốn chân và mỗi chân có ba ngón phía trước. Tuy nhiên, rồng thời Lý lại không có ngón chân sau. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất và chân đối xứng phía bên kia thường nằm gần cuối khúc uốn này. Bên cạnh đó, hai chân sau của rồng thời Lý luôn luôn ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Ngoài ra, cả bốn chân của nó đều có khủy ở phía sau cùng với móng giống chân loài chim.

 

 

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556