Đồ đồng Việt Cần Thơ chế tác và mạ vàng 24k trên mọi chất liệu, mọi kích cỡ, thi công sản phẩm tại chỗ. Với khẩu hiệu “chất lượng là vàng, uy tín là số một” chúng tôi luôn cố gắng mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, giá cả ưu đãi nhất dịch vụ hoàn hảo nhất cho mọi khách hàng.
Dát vàng là gì và Quy trình dát vàng lên gỗ như thế nào?
Nghề dát vàng là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở nước ta, đã có lịch sử trên 400 năm. Trải qua nhiều thế kỷ, các sản phẩm dát vàng luôn gắn liền với và đời sống và văn hóa người Việt, trường tồn không thể tách rời. Dát vàng lên gỗ hay dát vàng đồ đồng là một trong những công việc vẫn được duy trì và phát triển đến tận ngày hôm nay.
Dát vàng là gì? Phân biệt giữa dát vàng và mạ vàng
Trên báo chí lâu lâu bạn có thể bắt gặp những thuật ngữ như: điện thoại dát vàng, nhà dát vàng, dát vàng tượng Phật thậm chí là kem dát vàng, đồ ăn dát vàng. Biểu trưng cho sự sang trọng và giàu có của người sở hữu. Dát vàng là công việc sử dụng những lá vàng rất mỏng, sau đó dát lên đồ vật.
Những lá vàng dùng để dát vàng được tạo nên bằng cách làm dẹt, mỏng nhất có thể. Từ những thỏi hoặc miếng vàng, bạc thành những lát vàng thật mỏng. Sau đó được cắt thành hình vuông có kích thước 1cm2, đặt vào giữa những giấy quỳ. Giấy quỳ là loại giấy dó được quét nhiều lần bằng mực tự chế làm từ nhựa thông, mùn cưa, hồ và trộn với keo da trâu. Thông thường 1 chỉ vàng sẽ dập được khoảng một nghìn tờ giấy tương đương 1m2.
Những lá vàng này sẽ được dát hoặc phủ đều lên sản phẩm. Người thợ phải làm sao cho lá vàng bám vào sản phẩm mà không được ấn tay. Công việc dát vàng cần thực hiện ở nơi kín gió, không bật quạt khi làm. Tránh tác động từ gió và ngoại lực làm xô lệch lá vàng.
Sau khi sản phẩm đã được phủ kín vàng, người thợ dùng bút lông để đánh bóng. Những vụn vàng được bám chặt vào sản phẩm và tạo độ kết dính.
Phân biệt dát vàng và mạ vàng
Điểm giống nhau giữa hai phương pháp này là đều sử dụng nguyên liệu là vàng hoặc bạc phủ kín lên sản phẩm. Bảo vệ vật liệu sản phẩm không bị hư hỏng, hao mòn theo thời gian. Đồng thời đem lại vẻ sang trọng và xa hoa cho sản phẩm.
Cách thức thực hiện hai phương pháp dát vàng lên gỗ và mạ vàng có sự khác nhau.
- Dát vàng: Vàng được cán thành lát mỏng để phủ lên sản phẩm. Quy trình thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Độ bền màu và giá trị cao hơn mạ vàng. Sản phẩm dát vàng có độ nhẵn và màu vàng lì.
- Mạ vàng: Vàng được phun, xịt lên sản phẩm bằng thiết bị công nghệ. Hiện nay có hai công nghệ mạ vàng phổ biến nhất đó là Mạ vàng điện phân. Sản phẩm được mạ vàng sẽ được đưa vào trong bể dung dịch chứa vàng. Dựa vào nguyên tắc điện hóa, thông qua dòng điện, nguyên tử vàng sẽ bám vào vật cần mạ). Và mạ vàng nano (Biến các vật thể mạ từ không nhiễm điện thành có thể nhiễm điện. Tiếp đó phun lớp bạc kết tủa lên trên để tạo thành một lớp mạ bóng trên bề mặt vật thể. Cuối cùng phun sơn vàng lên trên để tạo màu vàng như mong muốn). Sản phẩm mạ vàng màu sắc sáng bóng, mịn và trơn.
Quy trình dát vàng lên gỗ và các vật liệu khác
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
Dát vàng là công việc hết sức đặc biệt do đó việc chuẩn bị dụng cụ và không gian làm việc trước khi tiến hành rất quan trọng.
- Bút lông vẽ keo: Bút lông với đầu mảnh, mềm mại và uyển chuyển. Sợi lông phải mịn, chắc chắn, không bị rụng khi đang vẽ.
- Keo dán: Sử dụng keo chuyên dụng dát vàng (keo gốc nước, keo gốc dầu, keo gốc PU,…)
- Bút lông dập vàng, chổi vệ sinh dát vàng: Sử dụng để dập các lá vàng đã được ốp lên bề mặt họa tiết được vẽ keo. Chổi lông vệ sinh bề mặt sau quá trình dát vàng.
- Lá vàng đã được dàn mỏng có kích thước phổ biến thường là 9x9cm hoặc 14x14cm.
- Máy hút bụi và máy xịt: Sử dụng loại máy cầm tay để thổi, hút sạch bụi vàng bám trên bề mặt sau quá trình dát vàng
- Sơn bóng: Quết một lớp mỏng dung dịch này lên bề mặt chi tiết đã được dát vàng để tạo độ bóng và cứng, giúp bảo vệ bề mặt trước tác động ngoại lực.
- Chuẩn bị không gian làm việc kín gió, tránh tác động ngoại lực.
Các bước thực hiện dát vàng lên gỗ
Bước 1: Làm sạch bề mặt sản phẩm bằng giấy ráp cho thật nhẵn mịn. Nếu có vết xước hoặc vết nứt cần xử lý triệt để. Có thể sử dụng các dụng cụ mài chuyên nghiệp để xử lý.
Bước 2: Sơn lót nhằm tăng độ dẻo cho lớp sơn dính, sau 8-10h keo khô tiến hành sơn tiếp 1 lớp nữa.
Bước 3: Sau khi lớp sơn đã khô sử dụng bút lông vẽ keo theo các đường nét và họa tiết trên sản phẩm. Cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận, các nét vẽ dứt khoát khi dát vàng lên mới phẳng và đẹp.
Bước 4: Chờ cho đến khi lớp vẽ keo khô, có thể vài giờ tùy vào loại keo. Cần lưu ý, chỉ được dát vàng lên khi keo đã khô. không được ướt khiến lá vàng bị nhăn nhúm, không được quá khô vì lá vàng sẽ không kết dính.
Bước 5: Sau khi phủ kín vàng, sử dụng chổi lông để quét và làm mịn. Các bụi vàng sẽ bám chặt vào bức tượng. Khi vàng đã bám kín vào bức tượng, cần có thời gian để lớp dát vàng khô keo, khoảng 30 ngày. Sau đó tiến hành sơn phủ bóng bên ngoài sản phẩm
Với quy trình trên bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà với những sản phẩm đơn giản, kích thước nhỏ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường có nhiều bộ dụng cụ dát vàng với giá cả phải chăng.