Chiêng, chuông, khánh là những pháp khí rất phổ biến tại các nhà thờ, đền, chùa, miếu mạo. Mỗi pháp khí lại mang một ý nghĩa riêng biệt và được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Chuông đồng là gì?

Chuông đồng được xem là biểu tượng, là pháp khí gắn liền với đạo Phật trong văn hoá phương Đông và của Thiên Chúa giáo trong văn hoá phương Tây.

Chuông đồng thường có hình chiếc cốc úp ngược, bên trong có một quả lắc, lòng rỗng với nhiều kích thước khác nhau.

Tại các đền, chùa, nơi thờ tự…, tiếng chuông vang lên như thay cho lời giảng pháp, lời gợi nhắc để mỗi phật tử quay trở về với chân tâm của mình. Lắng nghe tiếng chuông sẽ giúp mỗi chúng ta giảm bớt u phiền, giảm bớt cái tham, sân, si vốn đã ẩn chứa nơi tâm thức.

Tại các nhà thờ công giáo, tiếng chuông là âm thanh của sự yên lành, thanh bình, thánh thiện. Chuông nhà thờ thường được vang lên nhằm thông báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các sự kiện quan trọng.

Chuông trong Phật giáo

Trong Phật giáo, có ba loại chuông điển hình thường được sử dụng đó là Đại hồng chung, Chuông báo chúng và Gia trì chung.

Đại hồng chung: Đây là loại chuông có kích thước và trọng lượng lớn. Chuông Đại hồng chung được sử dụng để đánh vào đầu ngày hoặc lúc gần sáng. Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người thức tỉnh, sống bình an để vượt qua mọi khổ đau.

Chuông báo chúng: Chuông báo chúng còn được gọi là Tiểu chung, là loại chuông có kích thước chỉ bằng khoảng 1/2 đại hồng chung. Chuông báo chúng thường được dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc họp đại chúng, giờ chấp tác, thọ trai, giờ bái sám trong các tự viện.

Gia trì chung (hay còn gọi là chuông gia trì): Là loại chuông dùng trong khi làm lễ tụng niệm hay làm hiệu lệnh cần thiết khi bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng. Tiếng chuông Gia trì giúp mọi người tham gia buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn.

Chuông gia trì cũng được sử dụng rất nhiều trong thờ tự tại gia.

Chiêng là gì?

Chiêng đồng cũng là một pháp khí sử dụng nhiều trong các nghi lễ tôn giáo. Chiêng đồng có thể được làm từ nhiều chất liệu đồng khác nhau như đồng nguyên chất, đồng vàng…

Chiêng đồng có hình dáng phổ biến là hình nón quai thao, và ở giữa tâm có núm hoặc cũng có loại không có núm. Đường kính của chiêng đồng thường dao động ở khoảng từ 20cm cho tới 60cm.

Chiêng đồng có thể được chế tác trơn hoặc với nhiều hoạ tiết khác nhau tuỳ theo quan niệm phong thuỷ, văn hoá của từng vùng miền.

Khánh là gì?

Khánh đồng cũng là một loại pháp khí quan trọng trong quan điểm của Phật giáo. Khánh có hình dáng nguyên thủy là 2 bên đầu rũ xuống như cái bảng, ở giữa có núm để gõ phát ra tiếng.

Trong nhà Phật, ngoài chiếc khánh đồng to đặt tại lầu riêng, các tăng ni sẽ có chiếc khánh hình giống cái bát.

Liên hệ tư vấn sản phẩm 

ĐỒ ĐỒNG VIỆT- TINH TỪ CHẤT, ĐẸP TỪ TÂM

Địa chỉ: Số 121 Đường Cách Mạng Tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Hotline: 0944518556 (Mr. Đạt). Tư vấn tận tâm 24/7

Website: dodongvietcantho.com

Fanpage: Đồ đồng Việt Cần Thơ

Youtube: Đồ đồng Việt Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com