Nguồn gốc xuất xứ Trống Đồng Đông Sơn
“Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới. Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.”
Tính đến hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều về nguồn gốc xuất xứ của trống đồng Đồng Sơn. Những chiếc trống đồng sớm nhất được phát hiện vào giữ thế kỷ 6 TCN và thế kỷ 7 TCN .
Nguồn gốc xuất xứ Trống Đồng Ngọc Lũ
Trống đồng Ngọc Lũ I là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn. Chúng có kích thước to lớn, hình dáng cổ kính, hoa văn phong phú và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trống Đồng Ngọc Lũ xuất hiện vào những năm 1939 – 1965 và được tìm thấy tại xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam ngày nay)..
Cách phân biệt Trống Đồng Ngọc Lũ và Đông Sơn
Hình dáng
Phần thân Trống đồng Đông Sơn có hình thuyền, chim, thú, vũ sĩ. Quai trống được làm theo hình dây thừng bện.
Trong khi đó, trống đồng Ngọc Lũ có hình dáng cân đối, mặt trống hơi tràn ra ngoài tang trống. Thân trống gồm 3 phần:
+ Phần tang trống phình ra nối liền với mặt trống
+ Phần giữa là hình trụ tròn thẳng đứng
+ Phần chân có cấu tạo hơi loe thành hình nón cụt
Ở giữa có 4 chiếc quai được chia làm 2 cặp gắn vào phần giữa và tang trống.
Hoa văn ở mặt trống
Quan sát bằng mắt ta có thể thấy bao quanh các ngôi sao trên mặt trống đồng Đông Sơn là hình người, động vật, hoa văn hình học được chạm khắc một cách công phu, tinh tế. Điển hình là các hoa văn hình học như: đường chấm nhỏ, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vành chỉ trơn, chữ của người Việt Cổ, vạch ngắn song song…
Bên cạnh đó là các hình ảnh thể hiện hoạt động của con người như: trai gái dã gạo, múa hát, chiến binh trên thuyền…
Trong khi đó, hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ lại được thể hiện theo một cách khác. Chính giữa là hình ngôi sao nổi 14 cánh, xen giữa là các họa tiết hình tam giác.
Có tất cả 16 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau từ trong ra ngoài. Trong đó
+ Các vành 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ
+ Các vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến
+ Vành 3 là những chữ ɭ gãy khúc nối tiếp
+ Vành 12 và 16 là văn răng cưa
+ Vành 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật được xếp xung quanh ngôi sao theo hình ngược chiều kim đồng hồ.
Mặt khác, vành 8 gồm hai nhóm. Mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng hai tốp chim bay, một tốp sáu con và một tốp tám con. Xen kẽ nhau là một con hươu đực và một hươu cái.
Vành 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay.
+ Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc
+ Chim đậu có nhiều loại gồm chim mỏ ngắn, chim mỏ dài, ngậm mồi…
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556