Tượng Phật Hoàng chính là vua Trần Nhân Tông – là một con người có thật trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Với nhiều công lao to lớn trong việc gây dựng non sông bờ cõi nên người đời tôn sùng ông là vị hoàng đế anh hùng của Đại Việt. Việc từ bỏ ngai vàng quý báu, xuất gia tu đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi đất nước yên bình đã góp phần không nhỏ cho đời sống chính trị của nhân dân, khiến dân chúng thoát khỏi cảnh nghèo đói lầm than, trở về với cuộc sống ổn định, ôn hòa, vạn vật được hưởng ấm no, hạnh phúc. Hàng ngàn năm đã qua đi, bao triều đại trải qua thăng trầm, thịnh suy vì đất nước, bao người đã làm vua nhưng hình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn rực sáng trong trái tim của biết bao thế hệ con dân đất Việt!

Sự kiện diễn ra đối với vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, con trai trường của vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu. Ông sinh năm Mậu Ngọ (1258) được số sách ghi chép là người rất nhân từ, hòa nhã và được lòng dân chúng, trí tuệ sâu sắc nổi tiếng thời nhà Trần cũng như dân tộc Đại Việt. Lịch sử còn lưu rằng: “Năm 16 tuổi Ngài được lập làm hoàng thái tử, nhưng Ngài đã 2 lần từ chối, cố xin nhường lại cho em là Đức Diệp, nhưng vua cha không cho vì thấy ngài có khả năng lãnh đạo đất nước, giữ gìn giang sơn, gánh vác việc lớn”… Nửa đêm, Ngài trèo tường bỏ trốn, định đi vào núi Yên Tử để tu hành, vua cha Thánh Tông biết tin và cho người đi tìm bắt về làm vua.

Mặc dù phải miễn cưỡng làm vua nhưng Trần Nhân Tông vẫn hoàn thành tốt trọng trách của một vị vua, hết lòng vì nước vì dân.

Nhưng khi đất nước thái bình, Ngài đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để chuẩn bị cho con đường xuất gia tu hành của mình ở tuổi 35 (1293). Đây là việc làm phi phàm, hiếm có trong lịch sử nhân loại vì không có ai dám từ bỏ ngai vàng, quyền quý để chọn cuộc sống tu hành khổ cực. Sau khi lên núi Yên Tử tu hành, vua Trần Nhân Tông cùng Thiền sư Đạo Viên sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Thiền Phái là sự tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam ở thế kỉ 12 là: Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Tì ni đa lưu chi về một mối, giúp đạo Phật ở Việt Nam ổn định, phát triển.

Ý nghĩa thờ tượng Phật Hoàng

Tục thờ cúng tổ tiên, ông cha, những người có công với đất nước từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Với những công lao lớn của vua Trần Nhân Tông, con cháu Việt Nam luôn biết ơn, tôn kính vị vua này và thành tâm dâng hương, cúng lễ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở nhiều đình chùa, bàn thờ gia tiên.

Điều đó còn cho thấy, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần tiếp thu lời dạy của Phật giáo về lòng biết ơn: tri ân đến những bậc tiền nhân, các chiến sĩ, các vị anh hùng… đã góp công trong việc khai sơn lập địa cũng như việc giữ gìn giang sơn gấm vóc để chúng ta có được một cuộc sống bình yên, tươi đẹp như ngày hôm nay.

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556