Đức Phật Thích Ca đã có lời di huấn trước khi ngài nhập Niết-bàn rằng: “Sau khi ta diệt độ, các ngươi phải tu hành, phải tôn kính giới luật làm thầy”.
Ngũ giới là năm điều không được làm có tính chất hướng dẫn mọi hoạt động đời sống của người tin theo đạo Phật. Nó là rào cản ngăn không cho chúng sinh lọt xuống dòng sông mê muội đau xót. Chữ giới có nghĩa rất rộng là ngăn cấm, đừng làm, nhằm tự ngăn cản lấy mình, phòng bị như đắp đê ngăn lụt lội, xây bờ đê cho chắc để giữ nước lại. Đó là những hình ảnh cụ thể để hiểu chữ giới. Khi ta đi qua cầu cao bắt ngang sông rộng, nước chảy xiết cuồn cuộn, nếu chiếc cầu ấy không có lan can, rào cản hai bên, chúng ta sẽ cảm thấy chóng mặt, không cất bước được vì sợ hãi. Trái lại, nếu có lan can, rào cản hai bên vững chắc, ta qua cầu rất bình yên. Giới luật cũng có ý nghĩa như vậy.
Trong Kinh Di Giáo có nói, giới luật là chỗ yên ổn số một cho tâm hồn, hành động của người tu tập giải thoát. Nghĩa là giới luật giúp ta phương tiện cần để tu tập chấm dứt luân hồi từ vô số đời sống lầm than khổ luỵ. Trong đạo Phật có hai phương diện giải thoát lớn nhất, đó là Giới luật giải thoát và Trí tuệ giải thoát, nghĩa là ta ra khỏi vòng u muội khổ đau bằng hai biện pháp là giữ giới và nhận thức với ánh sáng hiểu biết của bậc Thánh. Tu tập mà không theo giới luật, nguồn nước tu tuệ sẽ bị thấm lọt qua khe hở chảy đi hết. Cho nên, trong kinh nói, từ buổi rạng đông Chánh pháp được lưu truyền là nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ, nghĩa là từ chỗ giữ được giới luật mà tâm hồn được yên tịnh lắng sâu. Từ chỗ thiền định lắng sâu mà trí sáng phát sanh lên. Từ đó nó củng cố, soi rọi thêm cho việc hành trì giới. Cứ thế, trong sự liên chuyển tác động lẫn nhau để hỗ trợ đạt tới cõi giải thoát thảnh thơi, năm giới là nền tảng chung nhất, lớn nhất, chung cho toàn bộ giới luật tại gia hay xuất gia. Năm điều răn ấy là:
1. Tránh xa sát sanh,
2. Tránh xa sự trộm cắp,
3. Tránh xa sự tà dâm,
4. Tránh xa sự dối trá
5. Tránh xa uống rượu và các chất say
Không được sát sanh, giết hại mạng sống, sự sống cụ thể là con người, động vật. Chủ yếu quan trọng là đời sống con người, vì con người là linh vật cao hơn mọi động vật khác. Con người là động vật có khả năng cao nhất để tu tập giác ngộ, con người còn cao hơn chư thiên vì đời sống của chư thiên hiếm lắm mới có vị tu giác ngộ vì họ mãi lo hưởng vui,. Trần thế khổ nhiều hơn vui, con người mới có ý chí, ý chí quyết định thành Phật. Thế nên, sự sát hại mạng người là tội nặng nhất, trong các sinh vật ở đời này
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556