Sơ lược về Chuông đồng

Chuông đồng là vật thờ phổ biến tại các đình chùa, đền miếu, thậm chí một số gia đình cũng dùng chuông đồng khi tụng kinh tại gia. Căn cứ vào kích thước mà chuông đồng được chia thành 3 loại chính. 3 loại chuông đều được sử dụng trong Phật giáo. Chuông đồng là một vật phát ra âm thanh khi gõ và thường xuất hiện ở các đình, miếu, đền, chùa hay nhà thờ họ… Chuông thường rỗng, hình cái cốc úp ngược, bên trong được gắn một quả lắc giúp tiếng gõ vang xa hơn.

Chuông đồng có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng để chọn mẫu chuông tương ứng.

Các loại chuông đồng điển hình trong Phật Giáo bao gồm:

Đại hồng chung 

– Chuông báo chúng (hay còn gọi là tiểu chung)

– Gia trì chung (hay còn gọi là chuông gia trì)

Ý nghĩa Chuông đồng trong thờ cúng tâm linh

Chuông đồng là pháp khí tâm linh được sử dụng nhiều trong các không gian thờ cúng như đình chùa, đền miếu, điện thờ. Tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền. Làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Không những thế, tiếng chuông còn mang ý nghĩa thức tỉnh lòng người. Có khả năng đánh động tâm can của người nghe :“chỉ một tiếng chuông thôi mà xé nát cả hư không”.

Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như: tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Tiếng đại hồng hồng chung giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi, lo toan hàng ngày. Đại hồng chung làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa.

Bên cạnh đó, cũng có những lý giải về ý nghĩa riêng của từng loại chuông. Tiếng chuông đại hồng chung mang ngụ ý thức tỉnh, giúp con người sớm giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi cuộc đời. Đồng thời cũng nhắc nhở người xuất gia buông bỏ hỉ nộ ái ố để tịnh tâm, tu tập

Quy trình đúc Chuông đồng

Bước 1: Tạo khuôn đúc chuông

Làm khuôn trong đúc chuông đồng với chất liệu chính là đất, trấu và giấy gió. Sau khi làm được phần vỏ khuôn, thợ tiếp tục tiến hành làm phần cốt bên trong (hay còn gọi là làm thao). Sau khi chỉnh sửa xong khuôn, người thợ lau nhãn và quét sơn chịu nhiệt nung 1 lượt và tiếp tục nung với nhiệt độ 500 độ C nữa rồi ghép khuôn thành 1 khối.

Bước 2: Nấu nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để làm chuông là đồng đỏ thanh khiết, không lẫn tạp chất, thiếc chuẩn và sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao. Khi đồng đã ở dạng lỏng, người thợ tiến hành pha thêm tỷ lệ các kim loại Thiếc + Đồng. Chính quy trình này mà gia chủ có thể cho vàng vào nấu cùng.

Bước 3: Rót khuôn

Nung khuôn nóng đều một lần nữa, đồng thời đổ phần hợp kim đồng nóng chảy vào khuôn sao cho thật đều và chính xác. 

Bước 4: Hoàn thiện chuông đồng

Quy trình sửa nguội, đánh bóng và làm màu…Sau khi khuôn và hợp kim đã nguội, người thợ sẽ tiến hành dỡ khuôn. Sản phẩm được lấy ra đem đi đục, mài, làm bóng đảm bảo thẩm mỹ. Đúc chuông đồng là một kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều kỹ năng. Chỉ có những nghệ nhân đúc đồng giàu kinh nghiệm mới tạo ra được sản phẩm với tiếng chuông chuẩn, cao, trong và vang xa được.

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556