Trong kinh Đại A Di Đà, thời Đức Phật Tự Tại Vương có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua nghe Phật thuyết pháp liền bỏ vương quốc để xuất gia với hiệu Pháp Tạng. Ngài lễ Phật và quỳ cầu Phật chứng minh cùng 48 lời nguyện. Nguyện lực này về sau trở thành Phật hiệu A Di Đà.
Theo kinh Bi Hoa, cuộc đời vua Vô Tránh Niệm có đại thần Bảo Hải. Vị ngày có người con tên Bảo Tạng, sau khi xuất gia lấy hiệu Bảo Tạng như Lai. Một hôm, sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua Tránh Niệm liền muốn cúng dưỡng món ăn và y phục cho Đức Phật cũng như đại chúng trong thời gian 3 tháng. Đai Thần Bảo Hải có lời khuyên vua nên phát tâm bồ đề. Vua Tránh Niệm nguyện sau này khi trở thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Sau khi vua phát nguyện xong, Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho vua sau trở thành Phật hiệu là A Di Đà, nước của Ngài sẽ là cõi Cực Lạc Tây Phương. Còn đại thần Bảo Hải sau thành Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật A Di Đà có thật không
Theo lịch sử Phật A Di Đà thì Ngài lần đầu tiên được nhắc tới trong Kinh Vô Lượng Thọ. Giải thích về nguồn gốc cũng như niềm tin vào Ngài trích trong Bách khoa toàn thư Việt cho rằng đức tin vào Ngài là sản phẩm của những học giả Phật giáo ra đời vào Thế kỷ 1 TCN. Đây chính là lý do không có căn cứ chứng minh Phật A Di Đà có thật không.
Tuy nhiên, những lý luận này chỉ dựa vào khảo cổ của những nhà học giả. Có không ít học giả truyền thống xem kinh điển Đại Thừa từ những bản đầu tiên của Prajnaparamita cũng như bản có liên quan tới Akshobhya. Một số kinh điển của Đại Thừa được dịch những nhà sư Gandhara đã tới Trung Quốc. Bản dịch của nhà sư này sang tiếng Trung được thực hiện tại Luoyang từ 178 – 1189 CE. Do đáo, đa phần các học giả đều nghĩ Đại thừa sớm nhất hầu hết được sáng tác tại miền nam Ấn độ sau đó viết bổ sung kinh sách tạo phía Bắc. Tuy nhiên, giả định về sự phát triển rộng khắp và được chấp nhận về niềm tin của kinh điển Đại Thừa từ xa xưa cũng không hoàn toàn vô lý.
Việc Phật A Di Đà có thật không chưa có cơ sở nào để kiểm chứng. Để trả lời câu hỏi này thì còn tùy thuộc vào nhân duyên của mỗi người để chọn pháp môn phù hợp.
Cách thờ Phật A Di Đà
Ở Việt Nam, cách thờ Phật A Di Đà tại nhà giống như các vị Phật khác. Có thể thờ chung bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên bàn thờ Phật đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.
- Vị trí đặt bàn thờ: Trung tâm ngôi nhà, nên đặt giữa phòng khách. Nếu diện tích nhỏ thì nên đặt ở phòng riêng biệt.
- Hướng bàn thờ: Bàn thờ Phật A Di Đà cần hướng ra cửa chính của ngôi nhà. Theo một số chuyên gia phong thủy thì các gia đình nên đặt bàn thờ tại hướng Tây Bắc của ngôi nhà. Đây là hướng tượng trưng cho trời, mang ý nghĩa Tây Thiên Cực Lạc.
Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dodongvietcantho.com@gmail.com
Hotline: 0944518556