Trong phong thủy cốt bát hương được coi như một vật linh ứng trong bát hương vô cùng quan trọng. Ngoài tro nếp được đựng trong bát hương còn có bộ thất bảo cũng chiếm một phần vô cùng quan trọng.

Một bộ cốt bát hương đầy đủ bao gồm các vật phẩm sau: bộ cốt thất bảo, gạo vàng thần tài chiêu tài, ngũ vị hương và tro. Cốt thất bảo là một vật linh thiêng để trong bát hương dùng trong thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Ý nghĩa cốt thất bảo trong cốt bát hương là như thế nào?

Cốt thất bảo trong cốt bát hương là đặc biệt quan trọng bởi chúng được coi như lòng cốt trong bát hương tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong gia đình. Cốt thất bảo đầy đủ bao gồm: thiếc vàng, thiếc bạc, thạch anh, ngọc, mã lão, xà cừ (ngọc trai), san hô đỏ

Thạch anh: Đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá. Nó mang ý nghĩa đem lại manh mắn, sức khoẻ và tránh tà khí, chống phóng xạ

Ngọc: Ngọc giúp mang lại may mắn (năng lượng không cao bằng thạch anh trong bộ cốt bát Hương). Nhưng tượng trưng cho sự phú quý , giàu sang

Mã Lão: Ở châu Âu, nó là biểu tượng của sức khỏe, sự hưng thịnh và trường thọ. Ở Ấn Độ là biểu tượng của của sự hưng thịnh.

Xà Cừ (Ngọc Trai): Từ xa xưa ngọc trai luôn mạng ý nghĩa về sự tốt lành, may mắn của sự trường tồn hấp thụ tinh hoa của đại dương. Truyền nguồn năng lượng đầy cảm hứng đến người sở hữu

San hô đỏ: Ở nhiều nơi trên thế giới, san hô đỏ được coi là điều hạnh phúc tốt lành, thay mặt các điện cao quý. Nó còn được gọi là “cầu vồng” là một biểu tượng của hạnh phúc và vĩnh cửu.

Thiếc vàng: Vàng được gọi là hoàng kim và đứng trong ngũ kim và được Phiên dịch danh ngũ tập giải thích “ Vàng có 4 nghĩa. Một là màu sắc không thay đổi, hai là không thể bị nhiễm tạp, ba là dễ chế tác và bốn là khiến cho người ta giàu có thể được ví với bốn đức là: thường, lạc, tịnh, ngã của Pháp thân “thế hiện khí chất tôn quý của chủ nhân”

Thiếc bạc: bạc màu trắng, trong mà sáng lấp lánh nhưng lại dễ bị oxi hóa thành một lớp màu đen. Phải thường xuyên lau chùi mới giữ được vẻ sáng bóng như một lời giáo huấn “ phải luôn luôn lần tràng hạt, không được để cho nó đen đi”

Cách bốc cốt bát hương

Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”.

Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.

Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.

Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ. Theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ). Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Ảnh hưởng rất xấu trong phong thủy