Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn, mất ngày 20/8, ông là con trai thứ của Trần Liễu, anh trai vua Trần Thái Tông ( Trần Cảnh), về gốc tích ra đời của ông dân gian truyền lại, ông chính là Thanh tiên đồng từ trên Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới mang theo phi thân kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão Tử, Ngũ Tài của Thái Công .Như vậy xét về nguồn gốc nhà Trần cũng xuất phát từ dòng tu tiên Đạo giáo, gốc của pháp Tứ Phủ (Đạo Mẫu) chính là Tam Phủ (Đạo Tiên). Nhà Trần không thuộc Tứ Phủ có lối thờ phụng riêng và phép tắc khác bên Tứ Phủ – nhưng Thần Chủ của Tứ Phủ và của bên Nhà Trần đều thuộc dòng Thiên Tiên – tuân chỉ Ngọc Hoàng Thượng Đế mà giáng phàm để cứu dân độ thế, khuyến Thiện phạt Ác – tuy xuất xứ khác nhau nhưng nhiệm vụ thì là một, vì vậy hiện nay có sự phối thờ Trần triều và tứ phủ.

Tương truyền khi Đức Thánh Trần mất, để tránh sự trả thù của quân Nguyên ông truyền lệnh lập mộ giả ở vườn An Lạc, Bảo Lộc ( Hiện nay tại Bảo Lộc có 1 lăng mộ ghi tên Hưng Đạo Đại Vương nhưng thực chất đó là mộ của 1 viên bộ tướng).
Khi hóa Đức thánh đã về thiên đình nhận chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ.Theo như vị hiệu thì Đức Thánh ngài Cửu Thiên Vũ Đế – Là Thiên Tinh nên tả Nam Tào, hữu Bắc Đẩu phù cho Thiên Tinh. Dân gian đã gắn hình ảnh hai vị tướng tâm phúc nhất của Đức Thánh Trần là ông Yết Kiêu và ông Dã Tượng vào vị trí phò tà của Đức Thánh Trần , khi sang thế giới bên kia họ sẽ trở thành quan Nam Tào, Bắc Đẩu tiếp tục giúp việc Đức Thánh Trần trong việc cứu dân giúp đời.

Trong hàng thánh nhà Trần có thầy dậy Văn và thầy dậy Võ thể hiện Triều đình nhà Trần trọng tài nên có phối Tự chứ từ thời đức Khổng Tử truyền Đạo Nho cho tới triều Trần thì biết bao nhiêu triều đại Vương Hầu Công Tử đều phải có Thầy dạy mới nên bậc hiền tài chứ không chỉ có triều Trần.
Nét đặc sắc khi hầu nhà Trần là phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn, Đức ông khi thượng đồng xiên lình hai tai và hai lình quân, Tứ vị vương tử ngự đồng lên đai thượng, xiên lình, Vương cô đệ nhị về đồng mang theo cờ kiếm,lấy dấu mặn, Đức ông về chứng. Dấu mặn dùng để chữa bệnh, trị tà, chữa điên, trấn yểm….thường là trấn yểm cho Đền to phủ lớn, trấn những vùng long mạch lớn, nếu dùng máu Thánh để trấn thì khó mà phá được. Phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn thường chỉ những người căn cao nặng mới hầu được, vì khi lên đai thượng hai người đứng hai bên kéo dây thít chặt vào cổ, mắt ngầu đỏ lộn tròng, mặt hổ phù, nhiều người không phải căn cao mà lên đai thượng chết ngay trên sập hầu. Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng chỉ Đức ông đệ tam mới lên đai thượng vì giống gông xiềng khi bị oan, tuy vậy ý nghĩa thực sự của lên đai thượng là khi lên đai thượng mặt của người hầu sẽ thành mặt hổ phù thể hiện sư uy linh, thần oai của Thánh, vì vậy không chỉ đức ông đệ tam mà tứ vị vương tử khi ngự đồng làm việc đều lên đai thượng, xiên lình. Xiên lình là hình thức của Sa man giáo, ở Việt Nam xiên lình tượng trưng cho những hiện tượng siêu nhiên, thần thông của bề trên, một số người cho rằng xiên lình do đâm vào huyệt đạo nên không chảy máu, nhưng sự thực khi hầu là xiên lung tung trên má, miệng, tai, không cứ vào huyệt đạo mà không chảy một giọt máu, tương tự như vậy, việc lấy dấu mặn, sau khi đạp vỡ, lấy mảnh sành rạch lưỡi phun máu vào bùa, nhưng khi thư hương vào chén rượu ngậm vào máu lập tức ngừng chảy.

Liên hệ tư vấn sản phẩm 

ĐỒ ĐỒNG VIỆT- TINH TỪ CHẤT, ĐẸP TỪ TÂM

Địa chỉ: Số 121 Đường Cách Mạng Tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Hotline: 0944518556 (Mr. Đạt). Tư vấn tận tâm 24/7

Website: dodongvietcantho.com

Fanpage: Đồ đồng Việt Cần Thơ

Youtube: Đồ đồng Việt Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com