Trống đồng Đông Sơn nghe không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta, Trống đồng Đông Sơn thường xuất hiện trong phim ảnh, trên thời sự, xuất hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Hình ảnh trống đồng Đông Sơn đã đi vào lịch sự và vẫn gìn giữ cho đến ngày nay.
Ý nghĩa của trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà, từng đường nét hoa văn trên mặt trống đã thể hiện một trình độ rất cao về Mỹ thuật, kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn trên mặt trống đồng phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Công dụng của Trống đồng
Trống đồng đã được sử dụng trong quân đội thời nhà Trần theo một bài thơ của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên tại nước Đại Việt thuở ấy và Trống đồng biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối.
Hình tượng Trống đồng Đông Sơn
Hoa văn trên trống đồng có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.
Họa tiết hoa văn trên Mặt trống đồng
Trên mặt trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như: mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3, 4 hoặc 6 đến 7 người.
Trong tốp này có người thổi tù và, còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời)
Nghệ thuật tạo hình trên mặt trống
Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi.
Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối.
Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động: múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải.