Đứng đầu là Long – Tài lộc và công danh
Long (Rồng) đứng đầu trong danh sách Tứ Linh bởi sức mạnh, trí tuệ lẫn quyền uy bậc nhất. Rồng được miêu tả là loài vật có thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, sừng hươu, vây cá.
Rồng là tượng trưng của sự quyền uy tuyệt đối của Thiên Tử. Từ xa xưa dân tộc ta có những truyền thuyết về loài Rồng từ rất sớm do nó gắn liền với mây, mưa và việc trồng lúa nước cùng với sự tích “Con Rồng Cháu Tiên”… Hình tượng con Rồng đã dần dần in sâu vào tâm thức của người Việt.
Kỳ Lân biểu tượng an lành, thịnh vượng
Linh vật kỳ lân cũng góp phần vô cùng quan trọng trong quan niệm và tín ngưỡng của dân gian. Sự xuất hiện của Lân như dấu hiệu báo hiệu của điềm lành, thịnh vượng thái bình sắp tới.
Theo tương truyền, Lân trước kia là một loài quái thú ở biển lên bờ, chuyên phá hoại mùa màng của con người. Về sau được Đức Phật Di Lặc hóa thành ông Địa thuần phục, từ đó Lân thành một con thú hiền lành, giúp đỡ con người. Ngoài tên gọi Lân, Linh Vật này còn gọi là Nhân thú, nghĩa là con thú chuyên làm việc thiện.
Lân là tên gọi của con cái, Kỳ là tên con đực, do vậy loài này được gọi chung là Kỳ Lân. Đây là con vật sinh ra từ trí tưởng tượng của con người, đầu Lân nửa Rồng nửa thú, mình vằn, đuôi tựa như đuôi Trâu, thuộc loài Nai, trên đầu thường có 1 sừng. Thân hình giống Hươu, có vảy khắp người, chuyên ăn cỏ và có thần thái sinh động vô cùng.
Lân được xem là loài vật chuyên canh giữ và bảo vệ trước cửa ngôi nhà, trấn áp mọi hung khí vào nhà. Lân là con vật có khả năng hóa giải các hung khí khi nhà đối diện với cửa nhà khác hay cửa nhà bị góc nhọn, đường vòng, ngã ba, ngã tư chiểu thẳng vào nhà.
Đứng thứ ba là Quy – Biểu tượng của trí tuệ, Sức khỏe dồi dào
Quy (Rùa) đây là con vật duy nhất trong tự nhiên có thật. Từ xa xưa Rùa đã gắn liền với văn hóa người Việt thông qua sự tích các câu chuyện về thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương bảo vệ và xây thành Cổ Loa.
Rùa tượng trưng cho biểu tượng trường tồn bất diệt, hình ảnh tại Quốc Tử Giám 82 bia đá trên lưng rùa ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được cho là một sự thể hiện sự tôn kính công ơn của các vị anh hùng và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Trong lĩnh vực tâm linh Rùa được xem là hội tụ tinh hoa của đất trời – âm dương : Bụng bằng tựa như mặt đất (âm), mai khum vòng tựa như vòm trời (dương). Trong dân gian Rùa có thể được kết hợp cùng với những con vật khác như rắn người ta gọi Quy xà hợp thể, hay sự kết hợp linh thiêng giữa Rùa đầu rồng gọi là Long Quy.
Phụng (Phượng Hoàng) – thể hiện vẻ đẹp –sự cao quý thanh tao
Phượng hoàng là loài chim đẹp nhất trong muôn loài chim. Trong văn hóa của phương Đông, Phượng Hoàng được cho là một Linh Vật có quyền uy tối cao sánh với Rồng. Phượng Hoàng là biểu tượng cho vẻ đẹp, sự cao quý, một sức mạnh huyền bí cùng tình yêu thương của người mẹ.
Phượng Hoàng cũng là sản phẩm của hình tượng hóa trong đời sống con người. Phượng có tóc trĩ, mỏ diều hâu dài, vảy cá chép, móng của chim ưng và đuôi con Công. Phượng tượng trưng cho cả vũ trụ bởi mang ý nghĩa đầu đội công lý, mắt như mặt trời và mặt trǎng, lưng cõng cả bầu trời, cánh là gió, lông là cây cỏ, đuôi tựa tinh tú, chân là đất. Phượng Hoàng chỉ xuất hiện khi hòa bình thịnh vượng do đó người ta trưng bày hình tượng Phượng Hoàng nhằm thể hiện quyền lực, sức mạnh và cầu thịnh vượng.
Hình tượng tứ linh- nguồn cảm hứng vô tận trong chế tác thủ công mỹ nghệ
Tứ Linh khi đưa vào chế tác thủ công mỹ nghệ được xem như biểu tượng của vẻ đẹp cao sang, phú quý, đồng thời là vật phẩm có giá trị phong thủy cao, đem lại rất nhiều ích lợi cho người chủ. Chính vì thế có không ít người tìm mua tượng Tứ Linh hoặc nhiều loại vật phẩm phong thủy khác liên quan đến Tứ Linh để bài trí trong nhà hoặc nơi làm việc.
Việc trưng bày một sản phẩm có hình tượng tứ linh không những đem đến sự sang trọng và ấm áp cho ngôi nhà mà còn mang đến may mắn cho gia chủ. Ngoài ra còn giúp trấn trạch, ngăn chặn tà khí xâm nhập và mang đến may mắn, bình an cho gia đình