Hình ảnh Phật Di Lặc đã quá quen thuộc với người Việt Nam, chứa đựng những giá trị độc đáo liên quan đến văn hóa và phong thủy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tiểu sử và những sự tích Phật Di Lặc. Cùng tìm hiểu thêm về lịch sử Đức Phật Di Lặc. Ý nghĩa, cách đặt tượng Phật Di Lặc hợp phong thủy giúp mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ qua bài viết sau nhé! Tham khảo thêm một số mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp tại Đồ Đồng Việt nữa nhé!

Lịch sử Phật Di Lặc

Chắc hẳn ai quan tâm đến Phật giáo thường hay có những thắc mắc liên quan đến những vị Phật như: “Buddha là gì” hay “Nguồn gốc các đức Phật có từ đâu”. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số thông tin hay liên quan đến Phật Di Lặc cho các bạn nào quan tâm.

Phật Di Lặc là ai?

Buddha nghĩa là gì? Buddha nghĩa là giác ngộ chân lý tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả, Niết bàn rồi trở thành bậc Thánh nhân thì được gọi là Buddha. 

Trong Phật giáo đại thừa có 6 vị Bồ tát quan trọng là Địa Tạng Vương Bồ tát; Quán Thế Âm Bồ tát; Đại Thế Chí Bồ tát; Văn Thù Sư Lợi Bồ tát; Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.

Sự tích Phật Di Lặc kể rằng từ thời Ngũ Đại – Trung Quốc đã có vị hòa thượng khuôn mặt luôn vui vẻ. Vị này tướng mạo mập mạp, mặc áo hở bụng, trên vai lúc nào cũng đeo theo một chiếc túi vải. Hòa thượng đi đến nhiều nơi để xin đồ, ai cho gì cũng lấy. Sau đó, Ngài sẽ cho lại những món đồ ấy cho những đứa trẻ mình gặp được trên đường. 

Người đời gọi Ngài với cái tên hết sức dân dã là “Bố đại hòa thượng”. Ý là một vị hòa thượng hay đeo túi vải. Khuôn miệng Ngài lúc nào cũng nở nụ cười rất tươi, thích chơi với trẻ con và có bị người khác mắng chửi đến mấy cũng mặc kệ. Đến khi nhập diệt, người đời mới biết Ngài chính là Đức Phật Di Lặc hóa sinh. Tất cả được thể hiện đầy đủ qua bức bài kệ mà Ngài để lại.

Với hình ảnh gắn liền với sự vui vẻ và tính tự tại, Phật Di Lặc được xem là một trong những biểu tượng hết sức độc đáo trong Phật Giáo. Dù là vị Phật thứ 5 sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng dáng vẻ lại hoàn toàn khác biệt. Không hề trầm mặc, uy nghi như các vị Phật khác.

Phật di lặc sẽ ra đời khi nào?

Theo Kinh Phật giáo, Phật Di Lặc kế tiếp sau Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo tiên tri, Đức Phật Di Lặc giáng thế trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp để cứu nhân độ thế sau khoảng hàng trăm triệu năm nữa. Lúc này, Phật pháp đã bị người đời lãng quên, còn Phật Di Lặc đã giác ngộ được hoàn toàn và có sứ mệnh giáo hóa chúng sinh  chứng ngộ thành Phật.

Sự tích ông Phật Di Lặc

Hình ảnh Đức Phật Di Lặc ban đầu là một chàng hoàng tử dáng người thanh mảnh, trông rất khôi ngô tuấn tú, hay mặc trang phục kiểu hoàng gia Ấn Độ. Nhưng về sau, người dân Đông Á và Việt Nam lại có sự thay đổi trong hình ảnh Đức Phật so với bản gốc.

Đức Phật được khắc họa với khuôn mặt tròn, tai dài, miệng cười tươi, bụng phệ, hai chân bắt chéo đặt trên sàn, sẵn sàng đứng dậy cứu rỗi chúng sinh bất cứ lúc nào. Lý do cho việc thay đổi hình tượng này bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Quốc về một vị sư thời Ngũ Đại tên là Bố Đại có tấm lòng Bồ Tát như đã kể ở trên.  

Ý nghĩa của tượng đức Phật Di Lặc trong phong thủy

Trong phong thủy, Phật Di Lặc là biểu tượng của sự hạnh phúc. Do niềm vui lớn nhất của vị Phật này là biến những áp lực, buồn phiền, giận dữ của con người thành hạnh phúc. Sức mạnh của tâm hồn thánh thiện của Phật Di Lặc mạnh đến mức khuôn mặt hiền từ của Ngài luôn tỏa sáng, đi đến đâu là lan tỏa niềm hạnh phúc đến đấy. 

Ý nghĩa của tượng phật Di Lặc cũng được xem là biểu tượng của niềm vui vô tư lự. Ngắm nhìn khuôn mặt Đức Phật cũng khiến chúng sinh cảm thấy vui vẻ hơn. Xoa bụng Di Lặc cũng mang đến nhiều sự may mắn và tốt lành. 

Sự tích Phật Di Lặc – Ý nghĩa tượng Di Lặc theo phong thủy

Tượng Phật Di Lặc thường xuất hiện trong nhiều hình ảnh khác nhau và gắn với những ý nghĩa phong thủy khác nhau:

  • Tượng phật Di Lặc nô đùa với đám trẻ: Hình ảnh này gắn liền với cuộc sống sung túc, đông con đông cháu cho gia chủ. 
  • Tượng Di Lặc vác theo bao bố to: Tượng trưng cho sự no đủ và của cải đầy nhà.  
  • Tượng Đức phật Di Lặc cầm thỏi vàng:  Ý nghĩa tượng Phật Di Lặc này là mang lại may mắn và tài lộc. 
  • Tượng Di Lạc đứng gốc đào: Do đào tượng trưng cho sự trường sinh bất lão nên đặt tượng này trong nhà, gia chủ mong cầu cho sức khỏe và sự trường sinh.
  • Phật Di Lặc kéo túi tiền: Biểu tượng của sự thịnh vượng và tài lộc. Phù hợp đặt tại văn phòng để thần Phật phù hộ cho tình hình kinh doanh phát đạt hơn.  
  • Tượng Di Lặc ôm phiến đá: Tượng biểu trưng cho sự may mắn, hòa thuận và niềm vui. Phiến đá Phật ôm theo như để hút hết mọi nỗi buồn từ chúng sinh. 
  • Tượng Di Lặc dưới cây tùng: Hàm ý xua đuổi hết tà ma, chỉ còn lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia chủ