Đôi nét về hình tượng Văn Thù Phổ Hiển
– Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác, có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy theo mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền ồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa.
Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
– Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay Văn Thù Bồ Tát (tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi) có vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ và ánh sáng của học vấn. Đạt được thành quả tu hành bằng phương diện tri thức. Ngài là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Ngài thường được Xưng là trí tuệ đệ nhất. Trong Hiển giáo, Ngài thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi.
Ý nghĩa của việc thờ tượng Văn Thù – Phổ Hiền bằng đồng
+ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng. Ngài là biểu trưng, đại diện cho trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu như là sự thấu hiểu tường tận chân lý. Có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục vọng, tham ái thành thanh tịnh. Đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù và được giải thoát.
+ Phổ Hiền Bồ Tát cũng được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng với hình dáng phổ biến cưỡi trên voi sáu ngà. Ngài đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Hướng con người tới ánh sáng của tri thức, tĩnh tâm. Tâm tính thanh tịnh, không ngại chướng ngại, vượt qua khó khăn, thoát khỏi những khổ ải.
Đức Phật dùng Bi, Trí viên mãn hoăc chân trí thâm đạt chân lý. Do vậy, 2 ngài thường được đặt 2 phía phải trái bên cạnh đức Phật Thích Ca.