Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca khi còn tại thế có tên tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Ông là một triết gia, người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.
Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở Kapilavastu. Sau đó, đã từ bỏ đời sống phú quý để đi tìm con đường tu đạo. Sau sáu năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ và dành 45 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông Ấn Độ.
Tất-đạt-đa được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Sau này, ông đắc đạo thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cai quản khắp thập phương. Phật Thích Ca được ghi chép hầu hết trong các bộ kinh Phật. Từ Cuộc đời tới các bài truyền giảng, câu nói của Ngài đều được ghi chép lại và trở thành những chân lý cho đời sau noi theo.
Ý nghĩa thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Thờ tượng Phật Thích Ca trong nhà vớ ý nghĩa luôn giữ đúng tâm Phật, không làm việc sai lầm. Dù trong cuộc sống nhiều cám dỗ thì con người luôn giữ được phần “người”, không bị tha hóa.
Đôi mắt đức Phật Thích Ca luôn đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Trong Phật giáo, Tâm là thứ tạo ra mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Ngài quán sat chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh luôn giữ lấy Tam đạo. Ngài dạy ta rằng, con người ai cũng có Nhân Quả, gieo thế nào ắt gặp quả ấy. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Ngài không ban cho con người cuộc sống sung sướng, an nhà, mà chỉ đưa ra con đường cho ta theo.
Ý nghĩa các danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Từ “danh hiệu” còn có nghĩa là tên gọi nêu lên phẩm chất cao đẹp dành cho một đối tượng nào đó mà nhân dân quý trọng. Trong câu “Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, chữ “bản” nghĩa là “gốc”, “sư” là “thầy”, “Bản sư” chính là “Bậc Thầy gốc”. Đức Phật Thích Ca là bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Sa bà. Chữ “Thích Ca Mâu Ni” là tiếng Ấn Độ, khi dịch nghĩa sang tiếng Hán, có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc.
1. Năng nhân
“Năng” là năng lực, sức mạnh, “Nhân” ở đây là nhân đức, nhân từ. “Năng nhân” có nghĩa là “sức mạnh của lòng từ bi”. Sức mạnh này đã trở thành một năng lực vĩ đại để Đức Phật có thể cứu khổ cho chúng sinh một cách vô ngã. Đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tình thương mà Ngài dành cho chúng sinh luôn bình đẳng, và trở thành sức mạnh có thể chuyển hóa được khổ đau cho chúng sinh, giúp chúng sinh đạt được giác ngộ.
“Tịch mặc” có thể hiểu là “trí tuệ”. “Tịch” là có trí tuệ thấu đáo ngoại cảnh,“Mặc” là có trí tuệ để đối diện chính nội tâm mình. Trong cuộc sống, những thành bại, thịnh suy, vinh nhục đều không làm dao động được Đức Phật. Bằng chứng là Ngài đã tu khổ hạnh 6 năm trong núi tuyết. Trong 6 năm ấy, Ngài đã đối diện với đói, rét, với lời chê bai, chọc tức. Tới mức độ chim đến làm tổ trong tai Ngài vẫn ngồi bất động. Khi Ngài chứng được thần thông, Ngài còn nghe thấy tiếng chim cãi nhau trong tai nhưng Ngài vẫn không bất động. Còn chúng ta thì luôn làm nô lệ cho ngoại cảnh, nô lệ cho cái thân này.