Lịch sử hình thành Khuê Văn các

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đến triều Hậu Lê, Nho giáo thịnh hành, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ thừ khóa 1442 trở đi. Đến thời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long gọi đây là Văn Miếu – Thăng Long. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông vào năm 1805. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây thêm đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

Ý nghĩa phong thủy

Nhìn về mặt phong thủy, Khuê Văn các thường được nhắc cùng Thiên Quang tỉnh (giếng Thiên Quang). Thiên Quang có nghĩa là Ánh sáng của bầu trời. Giếng thu nhận tất cả tinh túy của trời đất, soi bóng gác Khuê Văn. Giếng Thiên Quan có hình vuông, tượng trưng cho đất, thuộc về yếu tố Âm. Cửa Khuê Văn có hình tròn, tượng trưng cho bầu trời, thuộc về phần Dương. Như vậy, tất cả hòa hợp với nhau, hội tụ tinh hoa Đất và Trời. Thời xưa, các danh sĩ thường tập trung tại gác để bàn luận về thi văn, có lẽ một phần cũng là mong muốn nhận được những tinh hoa của đất trời hội tụ, soi sáng cho con đường văn học khoa cử.
 
Lại nói về tên Khuê Văn các, nhà Tống Trung Hoa có một Khuê Văn các tại tỉnh Sơn Đông. Không tránh được khả năng đây là lí do mà Tổng trấn Bắc thành đặt tên dựa theo nguyên mẫu này. Ngoài hai chữ “Khuê Văn”, “các” là một từ chỉ lầu trên cao, nghĩa gần giống với “lâu”, nhưng trang trọng hơn. Các thường đi cùng với “Đài”, Đài các thường để chỉ chức quan Thượng thư, người đứng đầu Lục bộ. Ngày nay, một số Quốc gia vẫn dùng từ “Nội các” để chỉ một bộ phận quan trọng trong chính quyền. Đặt tên là Khuê Văn các, cũng là một hàm ý chỉ nơi tụ tập của những người tài hoa. Là thể hiện mong muốn đất nước có thật nhiều nhân tài, xây dựng đất nước vững mạnh.
Khuê Văn các là một kiến trúc nằm trong cụm công trình: Cửa Bí văn và Cửa Súc văn. Cửa Bí văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thánh Dực bên trái, có nghĩa là vẻ đẹp rực rỡ. Ý nói văn chương trau chuốt, có sức truyền cảm, thuyết phục con người. Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải, có nghĩa là văn chương hàm súc, phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Hai cửa này cùng với Khuê văn các đồng thời mở đầu cho khu vực thứ ba của quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử giám: khu vực giếng Thiên Quang và Vườn Bia Tiến sĩ thời Lê – Mạc. Nhìn vào tổng thể cả khuôn viên, ta mới thấy kiến trúc mang nhiều ý nghĩa. Những sĩ tử xưa, bắt bầu nuôi dưỡng con đường văn chuông, thể hiện tài năng của mình, sau đó hội tụ tại nơi tập trung tinh hoa của trời đất, rồi công thành danh toại, đề tên Bảng vàng. Những người đỗ Tiến sĩ, sau này sẽ được vinh danh bằng một tấm bia đế rùa trong Vườn bia, lưu truyền ngàn đời.

Địa Chỉ: 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Email: dodongvietcantho.com@gmail.com

Hotline: 0944518556